Blog

03 Tháng Mười Hai, 2020

MVC là gì? Tìm hiểu ứng dụng thực tế của mô hình MVC trong lập trình

Là một lập trình viên, bạn không thể không biết đến mô hình MVC khi tiếp cận trong việc lập trình web. Mô hình này là một trong những mô hình trở nên phổ biến nhất khi áp dụng cho việc thiết kế các ứng dụng web cũng như ứng dụng di động. Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mô hình MVC là gì, nó hoạt động như thế nào và ưu điểm nhược điểm nó là gì? Bên cạnh đó chúng ta sẽ hiểu được ứng dụng của mô hình này trong lập trình là như thế nào nhé.

các thành phần mô hình mvc

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC ((MVC Design Pattern) là viết tắt của Model — View — Controller. Đó là một mẫu kiến ​​trúc, mô hình lập trình phổ biến, được các lập trình viên sử dụng để tạo cấu trúc cho trang web, việc thiết kế phần mềm theo yêu cầu hay phát triển các ứng dụng. Theo góc nhìn rộng hơn, mô hình MVC được sử dụng để mô tả quá trình làm web của đại đa số các ngôn ngữ lập trình phổ biến chẳng hạn như ngôn ngữ PHP, Ruby, Python hay JavaScript.

Các thành phần trong MVC

Mô hình MVC được chia thành ba phần độc lập và có thể tương tác được với nhau:

Model (M): là nơi chứa các logic, nghiệp vụ tương tác với dữ liệu hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL, SQL Server…), với chức năng lưu trữ toàn bộ cơ sở dữ liệu của ứng dụng như là Class và các hàm xử lý get, set của Class…đồng thời cũng là cầu nối giữa View và Controller. Một Model bao gồm các phương thức thao tác xử lý kết nối database, cho phép xem, truy xuất, xử lý dữ liệu,…Ví dụ cụ thể, Controller sẽ lấy thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu, để Model thực hiện các thao tác xử lý chúng và gửi lại hoặc sử dụng nó cho View.

các thành phần mô hình mvc

View (V): như cái tên của nó, View là phần giao diện (theme) chứa các nút bấm, khung nhập, menu, hình ảnh… dành cho người sử dụng. Người dùng có thể thực hiện các thao tác về dữ liệu để lấy kết quả mình cần thông qua các thao tác truy vấn như tìm kiếm trên website, phần mềm hay ứng dụng. Bên cạnh đó, View cũng có chức năng ghi nhận hoạt động của người dùng để tương tác với Controller bằng cách hiển thị yêu cầu chuyển cho Controller chứ không kết nối trực tiếp với layer này. Thông thường trong các ứng dụng web, View là nơi các thành phần HTML được tạo ra. Ví dụ cụ thể, khi người dùng nhấn nút “delete” thì View sẽ hiển thị hành động đó để gửi yêu cầu xử lý cho Controller.

Controller (C): là bộ phận gồm những class/ function xử lý nhiều nghiệp vụ logic. Nó có chức năng tiếp nhận những yêu cầu xử lý được gửi từ người dùng mà View đưa đến, lấy đúng dữ liệu thông tin cần thiết nhờ các nghiệp vụ lớp Model cung cấp mà trích xuất dữ liệu phù hợp với người dùng. Controller cũng là bộ phận kết nối với Model.

Mời bạn tham khảo thêm:

Luồng xử lý trong mô hình MVC như thế nào

Có rất nhiều luồng xử lý thông tin trong model view controller, mà dưới đây là uồng xử lý căn bản và phổ biến nhất.

  • View sẽ hiển thị ra phần nhập form tiêu đề và nội dung. Người dùng sẽ nhập nội dung cần, sau đó gửi yêu cầu đến server, Controller sẽ tiếp nhận yêu cầu đó.
  • Dữ liệu đầu vào sẽ được xử lý và quyết định luồng đi tiếp theo (trả về kết quả hay tương tác với database để lấy dữ liệu) thông qua bộ phận Controller. Trong trường hợp tương tác với database để lấy dữ liệu, Controller sẽ gửi thông báo đến Model để lấy dữ liệu đầu ra. Trong trường hợp còn lại, Controller sẽ trả về kết quả cho Client.
  • Model tương tác với Database để truy xuất dữ liệu phù hợp với yêu cầu, sau đó Database sẽ trả dữ liệu cho Model theo yêu cầu ban đầu.
  • Sau đó, Model gửi trả về dữ liệu cho Controller xử lý
  • Controller sẽ gửi thhông báo đi kèm với dữ liệu phù hợp cho View, để View hiển thị dữ liệu phù hợp với theo yêu cầu
  • Sau khi xử lý hiển thị dữ liệu, View trả kết quả (HTML, XML hoặc JSON…) về cho Controller
  • Sau khi hoàn tất, Controller sẽ trả kết quả lại cho Client

Ưu – nhược điểm của mô hình MVC

Ưu điểm của model view controller

  • Tạo mô hình chuẩn cho từng dự án, từ đó tiếp cận với ứng dụng dễ dàng hơn ngay cả với những người không có chuyên môn
  • Hỗ trợ quá trình phát triển nhanh chóng nhờ các bộ phận hoạt động độc lập với nhau. Từ đó các lập trình viên dễ dàng hát triển, quản lý, vận hành, bảo trì trên từng bộ phận mà không làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống, đồng thời dễ dàng kiểm soát được luồng xử lý của ứng dụng.
  • Trình tự xử lý rõ ràng, dễ dàng kiểm tra, rà soát lỗi phần mềm trước khi thông tin trích xuất sau cùng hiển thị trước người dùng, từ đó đảm bảo chất lượng và độ uy tín của thông tin cao hơn
  • Sở hữu bộ control ưu việt trên nền tảng các ngôn ngữ lập trình hiện đại như CSS, HTML, Javascript với nhiều hình thức khác nhau
  • Có khả năng cung cấp đồng thời nhiều khung View lưu trữ dữ liệu. Nhờ đó bạn tiết kiệm được diện tích băng thông một cách tối ưu, đặc biệt trong trường hợp có nhiều yêu cầu được thực hiện thì kích thước càng tệp càng lớn
  • Mô hình MVC truyền tải dữ liệu nhưng không định dạng lại dữ liệu, từ đó trạng thái dữ liệu được bảo tồn và sử dụng cho những lần sau này
  • Mô hình có kết cấu tương đối đơn giản, dễ hiểu, xử lý những nghiệp vụ đơn giản
mô hình mvc

Nhược điểm của model view controller

  • Chỉ phù hợp với những dự án lớn, không thích hợp việc phát triển các ứng dụng nhỏ vì mô hình này yêu cầu người dùng phải lưu trữ một số lượng lớn các file dữ liệu khác nhau. Điều đó tạo nên sự cồng kềnh và phức tạp trong quá trình phát triển cũng như thời gian trung chuyển dữ liệu
  • Phân chia công việc và tác vụ không đồng đều giữa các layer, vì phần Model phải đảm nhiệm hầu hết các tác vụ quan trọng
  • Việc hiển thị của layer View phải phụ thuộc vào cả Controller và Model nên sự hỗ trợ cho quá trình kiểm thử không quá tốt bởi dù trên lý thuyết chúng độc lập với nhau. Nếu không thể nhận yêu cầu và cũng không có dữ liệu được xử lý để hiển thị thì View cũng không hiển thị được gì. Để tiến hành kiểm thử trên View, chúng ta cần giả lập cả Controller và Model.
  • Đối với các ứng dụng phức tạp, đòi hỏi quy trình xử lý nghiệp vụ thì MVC cũng không phải là lựa chọn tối ưu

Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình

MVC được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, mà tiêu biểu có thể kể đến như ứng dụng ASP.NET MVC hay PHP MVC. Ngày nay có rất nhiều Framework, Source Code của mã nguồn mở của các website sử dụng kiến trúc lập trình MVC cho các ứng dụng của họ.

ứng dụng của mô hình mvc trong lập trình

Hệ thống model view controller sẽ cho phép phát triển toàn diện hệ thống front-end lẫn back-end mà không cần có sự can thiệp, chia sẻ, chỉnh sửa các tập tin trong khi một hoặc hai bên vẫn đang trong thao tác làm việc. Bên cạnh đó, việc vận hành quy trình MVC đơn giản cũng là yếu tố để khiến cấu trúc MVC được triển khai rộng rãi như hiện nay.

Hiện nay mô hình MVC được áp dụng nhiều và phổ biến trên toàn Thế Giới, hầu như tất cả các công ty viết phần mềm, lập trình web app hiện nay đều phải ít nhất 1 lần ứng dụng mô hình MVC. Để việc triển khai dự án cho đội nhóm diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn thì nên áp dụng mô hình MVC rất tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình này nhé.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona