Quản lý giáo dục

12 Tháng Sáu, 2024

Kế Hoạch Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hiệu Quả

seo

1,4k
360
50

Cùng với làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được ngành giáo dục chú trọng và đẩy mạnh, nhằm cải thiện chất lượng học tập cho người học. Trong bài viết này, MONA Software sẽ chia sẻ tới bạn thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cũng như gợi ý cho bạn những phương pháp dạy học hiệu quả nhất.

Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhìn vào thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Thực tế cho thấy, việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học dường như đã mở ra một “điểm sáng” mới cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới này vẫn có những thuận lợi và khó khăn, cụ thể như:

Thuận lợi khi đổi mới phương pháp dạy học

Những thuận lợi của thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Trong những năm gần đây, nhà nước rất quan tâm đến thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và cũng tạo rất nhiều điều kiện để các học sinh và cán bộ viên chức có những công cụ để đổi mới phương thức dạy học của mình. Điều này được thể hiện thông qua:

  • Phần lớn các trường học tại Việt Nam đều đã được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho việc giảng dạy của thầy cô giáo.
  • Ngay từ bậc tiểu học, học sinh cũng đã được phổ cập tin học để bắt đầu làm quen với máy tính.
  • Thậm chí, giáo viên cũng được đào tạo và hướng dẫn để soạn giáo án điện tử chỉn chu và đầy đủ nhất.

Khám phá ngay: Top 10 phần mềm soạn giáo án điện tử E-learning chất lượng nhất

Khó khăn của việc đổi mới phương thức giảng dạy

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn gây cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học như:

  • Vẫn chưa có quá nhiều đơn vị giáo dục hoặc giáo viên thật sự ứng dụng những phương pháp đổi mới vào bài giảng của mình. Họ quá quen với cách dạy học cũ và ngại đổi mới.
  • Mô hình làm việc nhóm sẽ khó được thực hiện do bị hạn chế về cơ sở vật chất và bàn ghế (phần lớn bàn ghế của hệ thống giáo dục tại Việt Nam là dạng bàn đôi, học sinh ngồi theo cặp nên rất khó để trao đổi thông tin khi muốn làm việc nhóm 6-8 người).
  • Tình trạng một số giáo viên chưa sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ vẫn còn, gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả giảng dạy.

Ý nghĩa của việc đổi mới phương thức giảng dạy

Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

Việc đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện học sinh bởi:

  • Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là tính chủ động trong việc học (học sinh sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu và trả lời những câu hỏi của giáo viên một cách chủ động thông qua ebook, internet, tranh ảnh hoặc video,…).
  • Đổi mới nội dung phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm một cách tự nhiên, ví dụ như: kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biện trong những buổi học làm việc nhóm.
  • Phương pháp dạy học mới, có tính phù hợp cao cũng cho phép học sinh tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu phong phú và phương pháp học hiện đại hơn, không chỉ bị bó buộc trong nội dung sách giáo khoa. Qua đó giúp người học phát huy được hết khả năng và tính sáng tạo của mình.

4 đặc trưng chính của đổi mới phương pháp dạy học

Đây là những đặc trưng “bất di bất dịch” mà bất cứ đơn vị giáo dục nào muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của mình đều cần thực hiện theo:

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thông qua các hoạt động học tập

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trong lớp

Học sinh không chán việc học cái mới – mà là chán các phương thức dạy học nhàm chán của giáo viên. Một sai lầm lớn của phương pháp dạy học cũ là giáo viên thường nhồi nhét kiến thức cho học viên. Cách làm này giúp giáo viên đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trong 1 tiết dạy, nhưng lại khiến học sinh khó tiếp thu.

Với việc đổi mới phương thức giảng dạy, người dạy có thể dạy học kết hợp với hoạt động ngoại khoá, minigame, trò chơi, câu đố nhỏ, đóng vai,…. nhằm giúp giảm tải cảm giác nặng nề về việc học của học sinh và hỗ trợ người học dễ dàng tiếp cận bài học hơn.

Chú trọng rèn luyện phương thức tự học cho học sinh

Phần lớn học sinh Việt Nam khá là thụ động trong việc học, bởi các em đã quen với quy trình được giáo viên đưa ra kiến thức và giảng giải, thay vì tự tìm hiểu và đặt ra vấn đề cho những kiến thức mới.

Nhưng với phương pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự chủ động tìm hiểu,… thông qua các bài tập nằm ngoài sách giáo khoa, những câu đố vui liên quan đến bài học.

Tăng cường phối hợp việc học cá nhân và tập thể

Tăng cường kết hợp cá nhân hóa học tập và học tập thể

Trình độ học của mỗi học sinh trong lớp là khác nhau. Chính vì vậy, với  cácphương pháp học mới, giáo viên cần kết hợp cả 2 hình thức dạy học cá nhân và tập thể vào mô hình dạy học nhằm:

  • Học tập cá nhân giúp cá nhân hoá tiến độ học tập của từng học viên trong lớp. Đảm bảo học sinh yếu vẫn có thể theo kịp buổi học
  • Học tập tập thể để giúp giáo viên và học sinh tăng tính kết nối, trao đổi và thảo luận.

Đánh giá kết quả học tập

Việc đánh giá kết quả học tập dựa trên đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của người học sẽ là một bước cần thiết trong kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, nhằm điều chỉnh hướng giảng dạy và tiến độ phù hợp.

Trong đó, một vài cách mà giáo viên có thể sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh là: 

  • Đánh giá dựa trên bài test, bài kiểm tra, điểm thi cuối kỳ của học sinh
  • Học sinh tự nhận xét, đánh giá về kết quả học tập của mình
  • Theo đó, khi có kết quả học tập giáo viên sẽ trao đổi, chia sẻ và định hướng cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với năng lực hiện tại.

Tổng hợp các kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng và tư duy. Dưới đây là tổng hợp những biện pháp đổi mới phương thức giảng dạy được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

Làm mới phương pháp dạy học truyền thống

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học bằng cách làm mới cách dạy truyền thống

Thay vì loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống như thuyết trình và ghi chép tập sách, giáo viên có thể làm mới phương pháp này bằng cách:

  • Đặt những câu hỏi mở để kích thích học sinh trả lời câu hỏi.
  • Tạo những hoạt động giữa giờ liên quan đến bài học để thu hút học sinh.
  • Thay cách trình bày bằng bảng phấn thành dạng video, hình ảnh, phim tài liệu để học sinh dễ tiếp cận hơn.

Kết hợp nhiều phương thức giảng dạy trong tiết học

Kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài giảng là kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học thông minh. Theo đó, bạn có thể kết hợp các phương pháp như:

  • Phương pháp thảo luận nhóm.
  • Phương pháp làm đồ án kết hợp với thuyết trình.
  • Phương pháp ứng dụng các công nghệ vào môn học.

Mục đích của sự kết hợp này là nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh với việc học, giảm cảm giác nhàm chán trong giờ học.

Đổi mới nội dung phương pháp dạy học bằng cách đặt vấn đề cho học sinh

Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong đổi mới nội dung phương pháp dạy học

Với phương pháp vận dụng giải quyết vấn đề này, trong mỗi buổi học, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi về chủ đề của buổi học và gợi ý học sinh cùng nhóm hoặc cùng bàn thảo luận và đưa ra đáp án.

Quy trình vận dụng dạy học giải quyết vấn đề gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong buổi học.
  • Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề.
  • Bước 3: Giáo viên sẽ gợi ý cho học viên những cách để tìm kiếm giải pháp.
  • Bước 4: Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đánh giá ưu điểm và nhược điểm của giải pháp mà học sinh đưa ra, thực hiện so sánh và chọn ra giải pháp khả thi nhất.

Dạy học theo phương pháp đặt tình huống

Đây là phương pháp đổi mới nội dung phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các tình huống thực tế hoặc giả định trong quá trình dạy học. Mục đích của phương pháp này là giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,…Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự linh hoạt của giáo viên.

Kết hợp phương pháp dạy học định hướng hoạt động

Phương pháp dạy học định hướng hành động kết hợp giữa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay, thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm và giải quyết vấn đề. Thông thường, phương pháp dạy học này sẽ phù hợp với bộ môn như Sinh học, Nấu ăn, Thể dục và Trồng cây,….

Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Sử dụng Internet và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang là xu hướng chính cho nền giáo dục 4.0 ngày nay. Theo đó, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học như: Bảng điện tử, máy chiếu hoặc các phần mềm giáo dục như MONA EduCenter,…để tạo ra một môi trường học tập sinh động và mới lạ hơn cho học sinh.

Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý là các phương tiện dạy học và công nghệ thông tin cần được kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống để tạo hiệu quả cao nhất.

Sử dụng câu hỏi kích thích tính tư duy và sáng tạo của học sinh

Kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo đòi hỏi giáo viên cần có các trách truyền đạt kiến thức mới, nhằm khuyến khích học sinh tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập, từ đó khơi gợi và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.

Chẳng hạn như:

  • Giáo viên chia nhóm nhỏ để học viên thực hiện theo 1 dự án của bài học đó.
  • Giáo viên đưa ra tình huống để học viên nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
  • Giáo viên đưa ra các trò chơi, câu đố để học viên giải câu đố .

Tập trung vào đặc thù môn học và cách dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tập trung vào đặc thù môn học.

Mỗi bộ môn học đều có những đặc điểm và tính chất riêng biệt, do vậy cần có những phương pháp dạy học phù hợp để khai thác tối đa những đặc điểm này và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Về chi tiết, các giáo viên có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

  • Môn Toán: Giáo viên tập trung giải thích rõ ràng, rành mạch khái niệm, công thức, hướng giải quyết vấn đề.
  • Môn Ngoại Ngữ: Giáo viên sẽ tập trung vào kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cấu trúc câu và vốn từ vựng của học sinh.

Rèn luyện học sinh cách học tập tích cực

Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh là việc giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng và thói quen học tập hiệu quả, từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Có thê bạn muốn xem thêm: Interactive Learning Là Gì? Ưu nhược điểm của Học tập tương tác

Bên trên là chia sẻ của MONA Software về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cũng như gợi ý cho bạn những kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona