Blog

18 Tháng Mười Hai, 2023

B2B là gì? 4 Mô hình B2B phổ biến trong doanh nghiệp

seo

1,4k
360
50

B2B là một mô hình kinh doanh đang được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình này mang đến tỉnh ổn định cao và giúp doanh nghiệp tìm được các đơn hàng lớn với hợp đồng dài hạn. Các thông tin về B2B là gì? 4 Mô hình B2B phổ biến trong doanh nghiệp cũng như các chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2B sẽ được MONA Software chia sẻ chi tiết ở nội dung bên dưới!

Mô hình B2B là gì?

B2B viết tắt bởi từ Business To Business. Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ các hình thức buôn bán và giao dịch trực tiếp diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau.

Mô hình này được sử dụng trong cả môi trường giao dịch trực tuyến thương mại điện tử lẫn mô hình thực tế. Business To Business là mô hình bao quát được sử dụng đa dạng cho cả công việc tư vấn, báo giá và mua bán sản phẩm cũng như thực hiện soạn thảo và ký kết hợp đồng.

Mô hình B2B là gì

Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2B

Mô hình B2B mang những đặc điểm đặc trưng như sau:

  • Khách hàng: Mô hình B2B thường được sử dụng trong các các công ty và tổ chức. B2B không sử dụng trong mô hình cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Quy mô hoạt động: Mô hình B2B dùng trong các giao dịch quy mô lớn, hợp đồng dài hạn và giá trị hợp đồng cao.
  • Cách thức hoạt động: Mô hình B2B sẽ dùng trong các mối quan hệ chiến lược kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
  • Tính chuyên nghiệp cao: Thông tin giao dịch được thực hiện với mô hình B2B sẽ luôn chi tiết, chuyên nghiệp cao hơn các mô hình khác.
  • Quy mô phân phối: Phân phối qua nhiều kênh bán hàng khác nhau, trong đó có cả kênh bán hàng trực tuyến lẫn các kênh bán hàng thực tế.
Đặc điểm mô hình B2B

Nhóm khách hàng tiềm năng của mô hình B2B là ai?

Nếu bạn là một người quản lý khách hàng tốt bạn sẽ biết ai là khách hàng tiềm năng của Marketing B2B là ai? Thông thường, các nhà tiếp thị B2B sẽ tập trung và 4 loại khách hàng tiềm năng lớn là:

  • Các công ty sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ như một dạng chế phẩm để có thể hoàn thiện sản phẩm cuối trước khi đưa đến tay khách hàng.
  • Các cơ quan chính phủ, đây cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp B2B.
  • Các tổ chức trường học, trung tâm ngoại ngữ, bệnh viện
  • Các công ty bán lại hàng hóa cho người tiêu dùng như những người buôn bán và người môi giới.
Khách hàng tiềm năng của mô hình B2B

Một Marketer B2B có thể Marketing các sản phẩm của mình một cách hiệu quả bằng cách định vị những sản phẩm đó một cách thú vị, hiểu được nhu cầu của khách hàng và đề xuất cho họ những giải pháp thật sự phù hợp.

Điều quan trọng hơn cả là các nhà tiếp thị B2B cần hiểu được nhu cầu của khách hàng của mình trước khi thực hiện bất kỳ một chiếc lượng tiếp thị hay quảng cáo nào. Với hoạt động marketing B2C, một quảng cáo hiệu quả có thể được hiển thị trên nhiều kênh, một phần người dùng sẽ được thúc đẩy để mua những sản phẩm đó. Tuy nhiên, hoạt động marketing B2B lại cần tới sự chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Vai trò của mô hình kinh doanh Business To Business

Mô hình kinh doanh B2B sẽ mang đến cho các doanh nghiệp các lợi thế lớn trong hợp tác và kinh doanh, B2B chiếm một vai trò rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp.

Tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế

Những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B sẽ cần một lượng nhân sự lớn để phụ trách Marketing, bán hàng cũng như thực hiện các hoạt động sản xuất,… Thậm chí họ sẽ cần thuê các đơn vị cung ứng, đối tác, nhà thầu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Mô hình B2B giúp tăng trưởng kinh tế

Chính vì đặc thù công việc này nên các doanh nghiệp sẽ cần một lượng nhân viên lớn để đáp ứng nhu cầu công việc. Mô hình B2B của các doanh nghiệp sẽ tăng thu nhập cho người lao động nên việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cũng sẽ được phát triển ngày càng tốt hơn.

Xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược

Mô hình kinh doanh B2B thường đề cao các mối quan hệ kết hợp trong kinh doanh. Nhằm tạo nên các mối quan hệ dài hạn giúp ổn định các hoạt động sản xuất. Các mối quan hệ đối tác chiến lược này sẽ giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu các chi phí xuống mức lý tưởng nhất.

Tăng cường sự đổi mới và cải tiến

Các doanh nghiệp sẽ hợp tác với nhau để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ quy trình sản xuất với những đổi mới trong công nghiệp giúp cho sản phẩm và dịch vụ được cải tiến, bắt kịp thời đại và đáp ứng tốt được nhu cầu của người dùng.

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B

Mô hình B2B có những ưu và nhược điểm trong quá trình đưa vào hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

Ưu điểm

  • Kinh doanh bằng mô hình B2B sẽ đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao. Tất cả các đơn hàng khi thực hiện giao dịch đều có hợp đồng ghi đầy đủ thông tin bên mua, bên bán và các điều khoản quan trọng đi kèm chữ ký của 2 bên doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận của đơn hàng B2B lớn, tính ổn định cao. Mỗi đơn hàng thường từ hàng trăm đến hàng nghìn sản phẩm.
  • Có tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường lớn khi bên mua và bên bán đều ký kết hợp đồng nhanh và cam kết nguồn hàng ổn định, liên tục cho nhau.
  • Doanh nghiệp thường cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp, chất lượng cao để để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ưu điểm của mô hình B2B

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích và thế mạnh thì mô hình B2B cũng có một số hạn chế như:

  • Mô hình B2C vẫn có số lượng đơn hàng nhiều hơn mô hình B2B.
  • Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu thị trường và sản phẩm mới có thể thuyết phục khách hàng hợp tác theo mô hình B2B.
  • Mô hình B2B cần phải đưa ra chiến lược cạnh tranh và giá thành thích hợp mới có thể thu hút được thị phần khách hàng.
  • Ngoài ra, quy trình làm việc theo mô hình B2B sẽ kéo dài hơn các mô hình khác. Đơn hàng càng lớn thì áp lực về ngân sách, vận hành sản xuất của doanh nghiệp càng cao.

4 Mô hình B2B phổ biến hiện nay

Mô hình B2B đang có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như:

Mô hình B2B phổ biến hiện nay

Mô hình B2B thiên về bên bán

Kinh doanh theo mô hình B2B thiên về bên bán là mô hình được sử dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp sẽ tự làm chủ cho mình một trang thương mại điện tử để phân phối sản phẩm từ bên thứ ba.

Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình B2B thiên về bên mua là hình thức doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cho đối tác với số lượng lớn. Doanh nghiệp sẽ có vai trò là người nhập khẩu sản phẩm và hàng hóa từ các nhà sản xuất để cung cấp cho các bên bán. Mô hình này chưa phổ biến ở Việt Nam mà được sử dụng nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài hơn.

Mô hình B2B trung gian

B2B kinh doanh theo mô hình trung gian phổ biến tại Việt Nam dựa trên nguyên tắc là xây dựng cầu nối giữa bên mua và bên bán. Các sàn TMĐT của Việt Nam như: Lazada, Tiki, Shopee,… đang kinh doanh theo mô hình này.

Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình Business To Business thương mại hợp tác có nhiều điểm tương đồng với mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên, với B2B thương mại hợp tác thì quyền sở hữu sẽ tập trung vào doanh nghiệp nhiều hơn.

So sánh mô hình B2B và B2C

Mô hình kinh doanh B2B và B2C là những mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay tại Việt Nam. So sánh mô hình B2B và B2C sẽ giúp bạn dễ đánh giá và lựa chọn giữa 2 mô hình kinh doanh này.

So sánh mô hình B2B và B2C
Tiêu chí B2B  B2C
Đối tượng khách hàng  B2B hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp để hợp tác kinh doanh. B2C hướng đến các cá nhân kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp chuyên về hàng hóa tiêu dùng.
Hình thức giao dịch Đàm phán chuyên nghiệp và chi tiết về giá cả, đặc tính và kỹ thuật sản phẩm, quy cách đóng gói cho đến công đoạn giao nhận hàng. Hình thức giao dịch và đàm phán đơn giản hơn B2B, không nhất thiết phải đầy đủ kỹ thuật, đặc tính như mô hình B2B.
Vấn đề tích hợp B2B cần sự tích hợp và kết nối giữa các hệ thống của doanh nghiệp mà không cần phải giao tiếp trực tiếp. Mô hình B2C không cần tích hợp và kết nối giữa các hệ thống.
Hoạt động Marketing  Chú trọng các hoạt động Marketing hướng tới các doanh nghiệp Chú trọng các hoạt động Marketing hướng tới đối tượng là khách hàng cá nhân

Chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2B

Mô hình B2B là sự kết hợp của nhiều kế hoạch Marketing. Cụ thể:

  • Xây dựng website để thực hiện các chiến lược Marketing qua website. Đây là nguồn tài nguyên để doanh nghiệp giới thiệu chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các đối tác của mình.
  • Đầu tư vào Content Marketing để tạo nên các chiến lược Marketing qua nội dung thu hút khách hàng bằng việc tạo ra các nội dung có giá trị. Đặc biệt là khi các nội dung đạt hiệu quả SEO tốt sẽ tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng mục tiêu và tăng thứ hạng tìm kiếm trên website.
  • Chiến lược Marketing thông qua email để tiếp cận với khách hàng và xây dựng dấu ấn thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Chiến lược truyền thông mạng xã hội thông qua các kênh mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn như Facebook, Instagram, Tiktok,…
Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp B2B

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin chi tiết về mô hình B2B là gì. Với mô hình kinh doanh, doanh nghiệp luôn định hướng đúng mục tiêu khách hàng tiềm năng, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về B2B trong doanh nghiệp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona