24 Tháng Năm, 2021
Các bước đơn giản đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp là kỹ năng cần thiết đối với những người đầu tư cổ phiếu, quản trị doanh nghiệp, làm kế toán, kiểm toán, ngân hàng,… Với những người mới tiếp cận, hẳn việc đọc và hiểu báo cáo tài chính sẽ là một điều khá khó khăn. Những kiến thức trường lớp xa vời chưa thể giúp bạn hiểu rõ hơn các báo cáo. Nhưng đừng lo! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về các bước đơn giản đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhanh, dễ hiểu nhất.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp là kênh cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của một doanh nghiệp bao gồm (tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,…). Báo cáo này sẽ được công bố công khai định kỳ vào cuối quý và cuối năm.
Một bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp hoàn chỉnh sẽ bao gồm:
- Báo cáo Ban Giám đốc
- Báo cáo Công ty kiểm toán độc lập
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp
Vai trò của việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính được xem là nghệ thuật phân tích và giải thích báo cáo tài chính. Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các số liệu tài chính trong kỳ hiện tại với kỳ đã qua của 1 doanh nghiệp.
Mục tiêu nhằm cung cấp các thông tin tài chính hữu ích đối với người ra quyết định cho vay, ngân hàng đánh giá vị thế, tình trạng và kết quả tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền của một doanh nghiệp thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính. Và đối với những nhà đầu tư, ngân hàng cho vay, đây sẽ là căn cứ quản trọng đảm bảo vốn vay sẽ được đưa tới đúng người có khả năng thu nợ, không bị tồn nợ xấu.
Mọi sự thay đổi về tài sản của doanh nghiệp trong kỳ kế toán đều thể hiện trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn doanh nghiệp như thế nào.
Bạn sẽ biết được doanh nghiệp có tài sản thế chấp hay không trong BCTC. Đó là khoản thế chấp của bên thứ 3 hay cửa chính doanh nghiệp, có bảo đảm tiền vay, định giá có cao không? Lượng vốn luân chuyển có hợp lý và đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh hay không. Và doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
Thông qua đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp, bạn cũng sẽ thấy được đòn bẩy kinh tế, nhận diện được rủi ro thông qua đánh giá hệ số nợ. Nếu bạn muốn biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp, báo cáo tài chính cũng cung cấp chi tiết tư liệu để bạn đánh giá. Và cuối cùng, bạn cũng sẽ đánh giá được năng lực tài chính cũng như chất lượng dòng tiền doanh nghiệp có lớn hay không.
Nếu khai thác được các thông tin từ bản báo cáo, đối tác, ngân hàng cho vay sẽ nắm trong tay một công cụ đắc lực để phân tích tài chính khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh báo cáo tài chính, trước khi quyết định đầu tư, bên cho vay, chủ đầu tư còn đối chiếu kết quả của báo cáo tài chính với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định cuối cùng chính xác nhất.
Các bước đơn giản đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc báo cáo tài chính đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ, tốn thời gian để phân tích nữa. Bởi vậy, trước khi đọc báo cáo tài chính của một công ty, bạn cần xem trước phần ý kiến của kiểm toán viên. Đây là một phần quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Nhưng nếu không được kiểm toán xác nhận tính trung thực, báo cáo đó không còn ý nghĩa.
Thông thường, ý kiến của kiểm toán viên sẽ ở 4 mức độ như: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối.
Nếu báo cáo tài chính được chấp nhận toàn phần hoặc ngoại trừ điều gì đó, chứng tỏ mức độ tin cậy của báo cáo đó cao. Bạn có thể tiến hành đọc và phân tích báo cáo. Nhưng nếu không được chấp nhận và từ chối thì bạn biết rồi đó, bỏ qua doanh nghiệp này thôi.
Thông qua bước khởi động trên, bạn có thể “bắt tay” vào đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thông qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định phạm vi thời gian báo cáo tài chính
Xác định thời gian của báo cáo tài chính giúp bạn nắm rõ thông tin tình hình tài chính doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Thường thì thời gian báo cáo tài chính sẽ được cập nhật ở ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo.
Bước 2: Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán sẽ liệt kê về các tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong đó:
- Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải bảng, các khoản nợ được liệt kê ở cột bên trái.
- Tài sản bao gồm: tiền mặt, khoản đầu tư, tài sản cố định, những đồ giá trị khác của chủ sở hữu công ty. tài sản sẽ được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất như tiền mặt sẽ được trình bày trước.
- Các khoản nợ: Nợ phải trả (nợ hoặc nghĩa vụ công ty nợ người khác), bao gồm tiền thuê mặt bằng, văn phòng, lương trả nhân viên, thuế, thanh toán các khoản vay, nợ các nhà thầu, nhà cung cấp khác. Nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán trong vòng 1 năm, nợ dài hạn sẽ trả từ 1 năm trở lên.
Cách đọc:
- Liệt kê các mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn
- Tính toán tỷ trọng các khoản mục và sự thay đổi của chúng tại thời điểm báo cáo.
- Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, có biến động hoặc mặt giá trị cao ở thời điểm đó.
Bước 3: Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh cho bạn biết doanh nghiệp đó đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định. Tất cả các chi phí sử dụng để kiếm thêm thu nhập đó đều được phản ánh.
Cách đọc như sau:
- Đọc dòng trên cùng là “Tổng doanh thu/doanh thu: phản ánh số tiền công ty kiếm được từ cung cấp sản phẩm/dịch vụ trước mọi khoản chi phí khấu trừ.
- Chi phí hoạt động như tiền lương, chi phí quảng cáo, thuê văn phòng,…
- Khấu hao phản ánh chi phí tài sản trong thời gian sử dụng (máy móc công nghệ chẳng hạn)
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là số tiền công ty đạt được sau thuế và chi phí hoạt động.
- Tiền lãi kiếm được và chi trả là các khoản được thêm vào vào và trừ vào tổng lợi nhuận hoạt động.
- Số thuế thu nhập đã được trừ.
- Báo cáo thu nhập phản ánh lãi hoặc lỗ ròng của doanh nghiệp.
Bước 4: Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết lượng tiền mặt có sẵn của các công ty. Tại đây, bạn sẽ biết dòng tiền ra – vào của công ty trong thời gian báo cáo.
Dòng tiền có thể bao gồm:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phân tích cách sử dụng tiền mặt của công ty để đạt lãi, lỗ ròng như kết quả kinh doanh ở trên.
- Dòng tiền từ đầu tư: Là dòng tiền vào – ra liên quan hoạt động đầu tư, thanh lý, mua sắm các tài sản cố định hay tài sản dài hạn khác.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hoặc mua tài sản tài chính nào (ví dụ như khoản nợ ngân hàng).
Bước 5: Cách đọc thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết các số liệu đã trình bày ở bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin khác theo chuẩn mực kế toán.
Cách đọc:
- Tìm hiểu trước về doanh nghiệp, trình bày các đặc điểm hoạt động doanh nghiệp, kỳ kế toán, chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng.
- Thuyết minh các khoản mục khác trên báo cáo tài chính.
Bước 6: Sử dụng các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có)
Ngoài vận dụng tư duy cá nhân, bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc đã được hỗ trợ sẵn như biên lai, hóa đơn,… nhằm giải thích các giao dịch có trong báo cáo tài chính doanh nghiệp ấy.
Khi tính toán các chỉ số tài chính, bạn nên so sánh với các kỳ trước, doanh nghiệp cùng ngành cùng kỳ để đánh giá được xu hướng phát triển, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Bước 7: Phân tích (khả năng thanh toán, đòn bẩy kinh tế, khả năng sinh lời, dòng tiền,…)
Khi đọc hiểu xong, bạn đồng thời cũng cần phân tích được khả năng thanh toán, sinh lời, đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp đó.
- Khả năng thanh toán: Doanh nghiệp cần duy trì được lượng vốn luân chuyển hợp lý nhằm đáp ứng kịp các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn. Thanh toán đúng hạn là điều cực kỳ quan trọng.
- Khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành bằng tài sản ngắn hạn chia nợ ngắn hạn. Nếu hệ số <1 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán, báo hiệu rủi ro về thanh toán doanh nghiệp có thể gặp phải. Hệ số càng cao, khả năng thanh toán càng cao.
- Khả năng thanh toán lãi vay: nợ vay và các khoản phải trả có rủi ro hay không.
- Các khoản phải thu: Tốc độ thu hồi công nợ (khoản phải thu) của doanh nghiệp càng nhanh thì tỉ lệ quay vòng vốn càng tốt.
- Hàng tồn kho: Hệ thống vòng quay hàng tồn kho bằng giá vốn hàng bán chia hàng tồn kho bình quân. Hệ số càng lớn thì hàng tồn càng ít, sản phẩm chứng tỏ được tiêu thụ nhanh, vốn không bị ứ đọng.
- Khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS); tỷ suất lợi nhuận gộp; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE); thu nhập cổ phần và hệ số Dupont.
- Dòng tiền: dùng đánh giá năng lực tài chính, chất lượng dòng tiền doanh nghiệp như đã nói bên trên. Bạn đánh giá qua dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/tổng doanh thu thuần; tỷ suất dòng tiền tự do/lưu chuyển tiền thuần HĐKD; xu hướng dòng tiền,…
Lưu ý gì khi đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp?
Báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng cho hoạt động kiểm toán, thanh toán thuế. Bạn hãy hỏi lại kế toán nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc có sự không chắc chắn khi đọc và phân tích. Hãy lên lịch kiểm toán độc lập ít nhất 1 lần/năm nhằm đảm bảo báo cáo tài chính có sự nhất quán, chính xác. Việc tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính sao cho chính xác tuyệt đối, nhanh chóng hơn là vấn đề cực kỳ nan giải của các doanh nghiệp.
Hiện này để giải quyết những vấn đề khó khăn về báo cáo tài chính, Công ty phần mềm Mona Media đã cho ra mắt giải pháp phần mềm kế toán – kiểm toán. Với một phần mềm quản lý tối ưu hóa báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh khó khăn khi tổng hợp số liệu, lên báo cáo, khai thuế tự động, quyết toán thuế thu nhập hành năm.
Ngoài ra, phần mềm quản lý kế toán Mona Media còn tự động phát hiện sai lệch sổ sách, chứng từ và báo cáo, xử lý theo đúng quy định. Công cụ này cũng có chức năng nhắc nhở hạn kê khai tự động cùng các công việc quyết toán, nộp thuế,… Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, việc sử dụng duy nhất phần mềm kế toán sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy nhiều doanh nghiệp lựa chon giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP nhằm giúp cho việc quản lý và hoạch định nguồn lực tốt hơn.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!