Quản lý bán hàng

03 Tháng Hai, 2025

Cách tính lương nhân viên kinh doanh chính xác, mới nhất 2025

Tính lương là một trong những công việc thiết yếu và quan trọng ở mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay nhân viên bán hàng đang có thắc mắc về các cách thức tính lương thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! MONA Software sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn 2 cách tính lương nhân viên kinh doanh phổ biến nhất hiện nay: tính lương theo doanh thu và tính lương theo phương pháp 3P. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Cách tính lương nhân viên theo doanh thu

Cách tính lương nhân viên kinh doanh theo doanh thu là cách thức trả lương hay các phúc lợi cho người lao động khi họ đã đạt được doanh số và các mục tiêu mà công ty đề ra. Cụ thể hơn, người nhân viên sẽ được thưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận mức lương theo mức lời lãi của công ty, mức lãi càng nhiều thì lương thưởng cũng càng nhiều và ngược lại. Các điều khoản về trả lương đều phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong chính sách của doanh nghiệp.

Cách tính lương cho nhân viên dựa trên doanh thu

Bên cạnh cách thức tính lương theo doanh thu thì còn một số những cách tính lương khác như:

  • Tính lương dựa trên thời gian: theo tháng, tuần hoặc giờ.
  • Trả lương theo sản phẩm: trả lương dựa trên số lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành.
  • Trả lương khoán: trả theo mỗi dự án, công trình, khối lượng công việc người lao động đã được giao,…

Ưu điểm của cách tính lương nhân viên theo doanh thu

Có khá nhiều cách tính lương cho nhân viên kinh doanh, phụ thuộc vào một số yếu tố như chức vụ, vị trí, tính chất đặc thù của công việc,…. Cách tính lương theo doanh thu thường được áp dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp bởi nó mang đến nhiều lợi ích.

Cách tính lương theo doanh số bán hàng sẽ khuyến khích tinh thần tự giác của các nhân viên trong công ty, khiến cho họ chủ động trong công việc hơn. Tính lương theo doanh thu sẽ phù hợp với các đối tượng nhân viên thuộc bộ phận bán hàng, tư vấn, kinh doanh,… Những người mà sẽ nhận được chỉ tiêu doanh số KPI hàng tháng cũng như được đánh giá hàng tháng dựa trên số liệu KPI đã đạt được.

Cách tính lương nhân viên theo doanh thu sẽ thể hiện chi tiết và chuẩn xác các con số về doanh thu hay doanh số bán được sản phẩm. Từ đó cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro về thâm hụt ngân sách, giảm bớt các chi phí phát sinh, hạn chế rủi ro về những khó khăn bất ngờ xảy ra.

Đồng thời, tính lương theo cách thức này cũng khiến cho số lương mà nhân viên nhận được có giá trị nhỏ, như vậy sẽ khích lệ mọi người nỗ lực, cố gắng hết sức để kiếm được nhiều phúc lợi hơn cho mình. Thông qua đó, nội bộ doanh nghiệp sẽ có tinh thần phấn đấu cao, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Ví dụ về cách tính lương nhân viên theo doanh thu

Ví dụ về cách tính lương cho nhân viên dựa trên doanh thu

Giả sử, ta có công ty A bán sản phẩm B và chính sách trả lương của công ty dành cho nhân viên bán hàng được thực hiện dựa theo công thức như sau:

  • Lương của nhân viên = lương cứng 6.000.000 đồng/tháng + 5% doanh số
  • Trong tháng vừa qua, công ty có doanh thu là 200.000.000 đồng từ việc bán sản phẩm B.
  • Theo đó, lương của nhân viên bán hàng sẽ là: 6.000.000 + 5% x 200.000.000 = 16.000.000 (đồng/tháng)

Doanh nghiệp C bán tủ lạnh và tính lương cho nhân viên bán hàng theo KPI, thì sẽ tính như sau:

  • Lương của nhân viên = lương cứng 5.000.000 đồng/tháng + 3% doanh thu
  • Trong tháng 7, doanh thu của công ty là 300.000.000 đồng
  • Tương tự như cách tính trên, ta sẽ có được kết quả lương nhân viên là 14.000.000 đồng/tháng

Cách tính lương nhân viên theo phương pháp 3P

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đã và đang hướng đến việc trả lương theo phương pháp 3P, cụ thể là: Position (vị trí công việc) – Person (Năng lực) – Performance (Kết quả công việc – KPIs). Nó được xem như là trụ cột để một công ty ổn định về mặt nhân lực.

Ưu điểm của hình thức tính lương này là nhân viên (cụ thể trong bài viết này là nhân viên bán hàng) sẽ được chi trả mức lương phù hợp với tầm ảnh hưởng với công ty, không bị quá phụ thuộc vào bằng cấp. Từ đó sẽ tạo nên tính công bằng nội bộ trong hệ thống lương thưởng của doanh nghiệp, hạn chế các yếu tố cảm tính hay các trường hợp thiên vị cá nhân.

Tính lương nhân viên theo phương pháp 3P

Công thức: Thu nhập = Lương vị trí (P1) + Lương năng lực (P2) + Lương theo thành tích (P3) + Lương doanh thu (% doanh số) * Tỷ lệ thu hồi công nợ + Phụ cấp.

Lương vị trí công việc – P1

Nói cách khác, đây là lương cơ bản dựa theo giá trị công việc (dùng để tính bảo hiểm). Mức lương này sẽ được các doanh nghiệp xác định dựa trên giá trị các vị trí công việc (mức độ phức tạp của công việc). Đối với chức vụ nhân viên bán hàng, thông thường các doanh nghiệp sẽ quy định một mẫu chung ở mức tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động.

Theo chuyên gia sales Đỗ Xuân Tùng, doanh nghiệp không nên đưa ra mức lương P1 quá cao, bởi khi ấy nhân viên sẽ không quan tâm đến thưởng nếu mức thưởng quá thấp so với mức lương cơ bản. Tốt nhất nên quy định ở mức cơ bản, thậm chí hơi thiếu một chút để họ nỗ lực vượt qua mức cơ bản đó và hướng đến mục tiêu phần thưởng ngay.

Lương năng lực – P2

Hiểu theo cách đơn giản, lương năng lực là khoản thưởng thêm nếu người nhân viên có năng lực hơn. Lương năng lực tuy rằng vẫn mang yếu tố chủ quan từ người đánh giá, nhưng vẫn dựa trên cơ sở những đóng góp của nhân viên với doanh nghiệp từ khi họ bắt đầu vào làm.

Để xác định lương năng lực, doanh nghiệp cần phải xây dựng được hệ thống những tiêu chí riêng. Đối với bộ phận nhân viên bán hàng, thông thường các tiêu chí đó sẽ là:

  • Năng lực kỹ thuật: Khả năng hiểu biết về sản phẩm kinh doanh; nắm bắt thị trường, quản lý hàng hóa, quản lý nhóm,…
  • Năng lực phẩm chất: Chăm chỉ, tinh thần làm việc tốt,….
  • Ngoài ra còn có một số kỹ năng khác như: ngoại ngữ, viết báo cáo, quản trị xung đột, kỹ năng quan sát.

Lương theo thành tích – P3

Đây là khoản thưởng đạt được khi nhân viên hoàn thành những chỉ tiêu KPIs mà doanh nghiệp đã đề ra. Cụ thể là:

  • Thưởng theo cá nhân: Hoa hồng, tiền thưởng, tăng lương.
  • Thưởng theo nhóm: Thưởng dựa trên thành tích nhóm, chia sẻ lợi ích.
  • Thưởng theo toàn công ty: Thưởng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, chia sẻ lợi nhuận công ty.

Cách tính lương nhân viên theo doanh thu (% doanh số) và phụ cấp

Cách tính lương cho nhân viên theo doanh thu và phụ cấp

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà tỷ lệ hoa hồng dành cho nhân viên bán hàng sẽ khác nhau và cũng có thể phân chia theo nhiều cấp bậc. Ví dụ như đạt ít hơn 50 triệu sẽ được thưởng 5%. Từ 50 – 100 triệu được thưởng 8%.

Cơ chế trả lương 3P

Vì lương của nhân viên bán hàng luôn gắn liền với chỉ số KPIs hàng tháng của công ty nên cơ chế trả lương thường có một số khác biệt. Bên cạnh kỳ trả lương mỗi tháng, nhân viên kinh doanh còn có cơ hội nhận được các khoản thưởng theo quý hoặc giữa năm, mức thưởng phụ thuộc vào mức độ hoàn thành KPI. Chẳng hạn như:

  • Kỳ trả hàng tháng: P1 + P2 + Phụ cấp + thưởng theo % doanh số tháng.
  • Kỳ trả theo quý: Thưởng P3 (x3 tháng). Tính dựa trên mức độ hoàn thành KPI: % KPI * P3.
  • Kỳ trả 6 tháng: Thưởng % doanh số nóng (x6 tháng).

Cơ chế phạt 3P

Song song với việc xây dựng những chỉ số, thiết lập cách tính lương, công ty cũng cần áp dụng các cơ chế phạt như:

  • Kết quả công việc trung bình (KPI) < 50% trong vòng 3 tháng liên tiếp sẽ bị cho thôi việc.
  • Kết quả công việc trung bình (KPI) < 70% trong 5 tháng không liên tiếp sẽ bị hạ bậc lương hoặc cho nghỉ việc.
  • Nghỉ việc trong kỳ sẽ không được nhận thưởng của kỳ.

Nguyên tắc cách tính lương nhân viên trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, cách tính lương nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và hiệu quả vận hành. Việc áp dụng các nguyên tắc tính lương giúp đảm bảo tính công bằng, minh bạch và động viên nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Một trong những nguyên tắc quan trọng là đảm bảo mức lương phản ánh đúng giá trị và đóng góp của từng cá nhân.

Các nguyên tắc khi tính lương nhân viên

Kỳ hạn lương

Hình thức nhận lương phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Mỗi mô hình trả lương có quy định khác nhau:

  • Trả lương theo giờ, ngày hoặc tuần: Nhân viên nhận lương ngay sau khi hoàn thành công việc hoặc có thể được gộp lại, nhưng không quá 15 ngày.
  • Trả lương theo tháng: Doanh nghiệp trả lương một lần vào cuối tháng hoặc chia thành hai đợt theo chu kỳ cố định.
  • Trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Thời gian nhận lương linh hoạt tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Nhân viên có thể nhận tạm ứng hàng tháng dựa trên khối lượng công việc hoàn thành.

Nguyên tắc trả lương

Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, cách tính lương nhân viên phải đảm bảo quyền lợi của người lao động:

  • Người lao động có quyền nhận đủ lương đúng hạn. Doanh nghiệp có thể thanh toán qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc thông qua bên thứ ba.
  • Người sử dụng lao động không được ép buộc nhân viên chi tiêu lương theo ý muốn của công ty hoặc bên thứ ba.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, nếu doanh nghiệp không thể trả lương đúng hạn, thời gian chậm trả không được vượt quá 1 tháng.

Quy định về chậm lương:

  • Nếu chậm dưới 15 ngày, không cần bồi thường thêm.
  • Nếu chậm trên 15 ngày, doanh nghiệp phải trả thêm khoản lãi suất tương đương với lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
  • Nếu không có quy định về lãi suất tối đa, mức lãi suất được áp dụng theo ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp cách tính lương nhân viên khác nhau dựa trên vị trí công việc, đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho tất cả lao động.

Đơn gian hóa việc tính lương với phần mềm HRM

Phần mềm HRM giúp đơn giản hóa việc tính lương

Phần mềm quản lý nhân sự HRM là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tự động hóa trong quy trình quản lý nhân sự, chấm công và tính lương nhân viên. Tiết kiệm được thời gian tính lương, thuế, bảo hiểm cho người quản trị.

Khi sử dụng phần mềm HRM, các nhà quản lý sẽ dễ dàng tính lương cho từng nhân viên theo mức lương cụ thể của từng người. Từ tính lương theo ca làm, doanh số sản phẩm, lương ngoài giờ căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày,… hay tính năng tự động tính thuế TNCN, các khoản phạt, thưởng cho từng nhân viên cũng giúp doanh nghiệp tối ưu về quy trình quản lý hiệu quả hơn.

Đồng thời, việc quản lý lương nhân viên bằng phần mềm HRM cũng đảm bảo mọi dữ liệu sẽ được đồng bộ và lưu trữ trên hệ thống một cách linh hoạt, giúp bạn dễ dàng hơn khi kiểm tra những sai sót, giải đáp thắc mắc. Đặc biệt, việc quản lý thu chi trong doanh nghiệp, nguồn quỹ cũng được thực hiện công khai, rõ ràng hơn trên hệ thống quản lý nhân sự.

Hy vọng những chia sẻ trên của MONA  đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những  cách tính lương nhân viên kinh doanh cụ thể, chính xác cho nhân viên bán hàng, mong rằng bạn sẽ có thể tham khảo cũng như áp dụng những kiến thức này vào trong hoạt động tính lương của doanh nghiệp mình.

-> Xem thêm:

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona