01 Tháng Ba, 2021
Fintech là gì? Những thông tin cần biết về Công nghệ tài chính Fintech
Fintech là gì?
Fintech là một khái niệm hay một thuật ngữ chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, đây là thuật ngữ ra đời từ sự kết hợp của 2 từ chuyên ngành trong tiếng Anh là Finance = Tài chính + Technology = Công nghệ. Vậy nên Fintech được hiểu dịch nghĩa là Công nghệ tài chính.
Thuật ngữ đã xuất hiện từ sau năm 2008 những hiện nay đến khi thời đại công nghệ 4.0 bùng nổi và phát triển thịnh hành thì nó mới được quan tâm nhiều hơn. Nó làm thay đổi cơ cấu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng , tiền tệ và tập trung nhiều nhất là trong mảng tài chính. Công nghệ fintech được mở ra và đón nhận như một lĩnh vực hoàn toàn mới ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và ngân hàng nói chung.
Công nghệ tài chính Fintech có thể hiểu rõ ràng hơn đó là những sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ, quy trình mới của công nghệ được áp dụng vài thị trường tài chính, giúp nó nâng cao hiệu quả, hiệu suất tăng trưởng hợn so với trước đây. Nó còn hỗ trợ hoàn thiện các dịch vụ, sản phẩm tài chính phù hợp với thời đại công nghệ số giúp người dùng trải nghiệm hiện đại, thuận lợi hơn. Trong 3 năm trở lại đây, Fintech chiếm được vị thế thượng phong khi có nhiều công nghệ mới ra đời nhằm hỗ trợ tài chính tốt nhất tạo thành một dịch vụ mới và nhanh chóng hơn trong mọi nhu cầu.
Ví dụ: hiện nay nhiều ngân hàng phát triển phần mềm ứng dụng điện thoại để thực hiện các giao dịch internet banking không phải là fintech mà fintech chính là khi lập trình các phần mềm ứng dụng công ty phần mềm Mona Media đưa những công nghệ bảo mật dữ liệu vào ví điện tử của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng.
Hệ sinh thái Fintech là gì
Hệ sinh thái Fintech thực ra là một cách gọi tên khác hay nói cách khác nó là môi trường tạo điều kiện cho Fintech phát triển. Ở Việt Nam hiện giờ, hệ sinh thái Fintech tồn tại dựa vào 3 yếu tố chính : Khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn.
Hệ sinh thái Fintech trên thị trường tập trung vào những mảng sau :
- Trung gian thanh toán
- Tài chính cá nhân
- Công nghệ bảo hiểm
- Cho vay ngân hàng
- Ngân hàng số
- Điểm tín dụng
- Gọi vốn cộng đồng
Một số thông tin cần biết về Hệ thống tài chính Fintech
Các nhóm đối tượng của Fintech:
Một thị trường tài chính đúng nghĩa theo truyền thống sẽ bao gồm 2 đối tượng: Các định chế tài chính ( ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán, công ty tài chính,…) và khách hàng. Trong nhóm đối tượng của công nghệ Fintech, tổng cộng sẽ bao gồm 3 bên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau :
Các công ty Fintech:
Đây là dạng các công ty có hình thức độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng mà cũng có thể là các định chế tài chính.
Các định chế tài chính:
Đây là thực thể chiếm vai trò quan trọng trong ngành tài chính. Các định chế hợp tác ngày càng sâu rộng khăng khít hơn với các công ty Fintech, do nhận thấy được cơ hội và tầm quan trọng của công nghệ. Mặt khác, bản thân các định chế cũng hoạch định đầu tư trực tiếp và các công ty công nghệ Fintech hoặc các hoạt động nghiên cứu, từ đó chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm lĩnh vị thế trên thị trường.
Khách hàng:
Đối tượng khách hàng hướng đến ở đây là những người sử dụng dịch vụ tài chính nói chung. Nói cách khác, với những ứng dụng mới của công nghệ thì khách hàng chính là những người được hưởng quyền lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh của các định chế tài chính, các công ty hay những tiện ích mà công nghệ thời hiện đại mang lại.
Những nhóm sản phẩm chính:
Dựa theo đối tượng sử dụng mà các sản phẩm trong lĩnh vực Fintech chủ yếu chia thành 2 nhóm chính khác nhau sau :
Nhóm thứ 1: Là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và nhóm công nghệ khác. Mục đích chính là quản lý tiền bạc, cải thiện cách thức vay mượn cá nhân, đồng thời hỗ trợ vốn làm ăn cho các startup.
Nhóm thứ 2: Là chuyên về các sản phẩm công nghệ “back – office”. Nhóm sản phẩm này hỗ trợ cho hoạt động của các định chế tài chính cũng như các công ty Fintech. Thực tế cho thấy thì ngoài những dịch vụ thông thường như cho vay vốn, chuyển tiền, thanh toán,…Fintech còn cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ mở rộng hơn như :
- Cho vay ngang cấp (peer to peer lending)
- Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding)
- Tư vấn tài chính (personal finance)
- Quản trị dữ liệu (data management)
- Công nghệ bảo hiểm (insurtech)
- Tiền tệ số (crypto blockchain),….
Nguyên nhân sự bùng nổ của Fintech
Lợi ích từ công nghệ Fintech 4.0
- Với công nghệ 4.0 tiến triển vượt bậc mỗi ngày kết hợp với Fintech đã và đang mang lại rất nhiều mặt lợi ích cho ngành tài chính – ngân hàng :
- Phục vụ , đáp ứng nhu cầu thiết yếu của từng người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, dù bất cứ lúc nào hay bất kì nơi đâu
- Rút ngắn khoảng cách về thời gian lẫn không gian, một công ty không nhất thiết phải chi quá nhiều về cơ sở hạ tầng rộng lớn mà chỉ cần đầu tư mạnh mẽ vào mảng công nghệ thông tin là có thể tích tắc tiếp cận được khách hàng tiềm năng và phục vụ nhu cầu, cung cấp dịch vụ doanh nghiệp tới khắp mọi nơi trên toàn quốc
- Đem lại lợi ích thiết thực cho các công ty hoạt động trong ngành tài chính- ngân hàng. Và hiện nay, Việt Nam có dân số trẻ, hầu như tất cả đều sử dụng các thiết bị điện tử thông minh nên lượng khách hàng tiềm năng luôn có sẵn và ngàng càng được mở rộng.
- Chưa có nhiều điều bị ràng buộc về mặt pháp luật, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một pháp lý nào liên quan hay quản lý sâu vào các mảng công nghệ tài chính nên các công ty có thể tự do hoạt động dịch vụ của mình mà không có các rào cản.
- Hỗ trợ những người Việt trẻ tuổi có ý tưởng, đam mê khởi nghiệp thành công, hiện nay các bạn trẻ quan tâm và tập trung nhiều nhất vào các dự án khởi nghiệp từ công nghệ thông tin, đặc biệt là Fintech.
Lý do khiến công nghệ Fintech hoạt động mạnh mẽ?
Có thể thấy lĩnh vực Fintech chứa khả năng tái định hình trong ngành tài chính song song với việc tác động mạnh mẽ đến những yếu tố được xem là có vai trò quan trọng trong ngành này
Mặt khác nhiều ông “trùm” trong lĩnh vực tài chính cũng đang thử nghiệm việc áp dụng vào những đồng tiền ảo như Bitcoin, Ethereum, Ripple trong việc thanh toán online để thay thế các phương thức thanh toán truyền thống.
Những rủi ro tiềm ẩn trong Fintech
- Vấn đề về bảo mật sẽ có nguy cơ bị rò rỉ hoặc bị lấy cắp bởi hoạt động chính chủ yếu trên nền tảng Internet nên buộc Fintech phải đối mặt với vấn nạn “tin tặc” chuyên trộm thông tin trên mạng
- Một công ty Fintech khi thành lập phải trật vật với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường gau gắt. Cũng dễ hiểu khi đây là thị trường “béo bở” mà ai cũng muốn nắm bắt cơ hội nên những ai muốn nhảy vào phải lường trước được điều này.
- Nó ảnh hưởng đến các đơn vị hoạt động truyền thống gặp nguy đứng trước bờ vực phá sản
- Đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp còn hạn chế, vậy nên chưa thể phát huy hiệu quả tối đa về công nghệ tài chính
- Thị trường vay vốn gây hỗn loạn, nhiều rủi ro về lãi suất, các khoản nợ xấu tăng nhiều hơn bởi điểm thuận lợi đến từ các công nghệ vay vốn của Fintech
- Thị trường vay vốn cạnh tranh tăng nhanh bất chấp pháp luật, pháp lý về mảng này chưa được hoàn chỉnh nên gây ra nhiều điểm bất lợi cả cho người vay và người cho vay.
Một số ý kiến trái chiều xung quanh Fintech:
Là mối trăn trở với các ngân hàng lớn:
Do sự xuất hiện của hệ thống tài chính Fintech tác động quá lớn đến lĩnh vực tài chính, điều đó chắc chắn sẽ gây ra mối đe doạ đới với các ngân hàng hoạt động truyền thống
Bên cạnh đó, các công ty Fintech cũng đang chiếm ưu thế hơn trong công cuộc chạy đua giành thị phần. Vậy nên, đứng trước “bài toán’ nan giải bất lợi này, nếu không chạy nhanh để bắp kịp xu thế thì có khả năng trong tương lai gần, ngành tài chính – ngân hàng truyền thống sẽ bị Fintech bỏ xa.
Cú đặt cược lớn của các nhà đầu tư?
Dựa theo thống kê tình hình trên toàn thế giới, chỉ riêng 2016, các công ty đầu tư mạo hiểm đã “rót” 17 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp, con số này tăng trưởng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2012.
Mới chỉ có một phần nhỏ các công ty Fintech lên sàn, vì vậy nên theo dự đoán của các nhà đầu tư rằng sẽ có một làn sóng M&A lên sàn trong bối cảnh mà ngân hàng tranh nhau những mảng công nghệ hữu dụng, đồng thời các công ty starup cũng dần đạt đến độ trưởng thành. Không khó có thể nhận thấy Fintech sẽ trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư “hot” hơn bao giờ hết trên thị trường toàn cầu trong thời gian tới.
Kết luận:
Nhìn theo chiều tổng quan tuy Fintech vẫn tồn tại nhiều mối nguy đáng lo ngại nhưng xét cho cùng trên thực tế là không đáng kể. Đây vẫn là một lĩnh vực mới về công nghệ tài chính đang từng bước trên đà phát triển mạnh mẽ. Những kiển thức mà Mona Media cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về Fintech nếu bạn có nhu cầu quan tâm về vấn đề này. Hy vọng rằng với bài viết cùng những thông tin hữu ích và cần thiết này của chúng tôi sẽ giúp bạn mở ra một khái niệm mới về công nghệ mang tên Fintech. Chúc các bạn thành công !
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!