Quản lý giáo dục

13 Tháng Sáu, 2024

Điều Kiện, Thủ Tục Mở Trung Tâm Dạy Thêm Mà Bạn Cần Biết

seo

1,4k
360
50

Bạn đang chuẩn bị mở trung tâm dạy thêm để scale up mô hình kinh doanh giáo dục hiện tại của mình?! Hãy tham khảo ngay bài viết này, MONA Software sẽ chia sẻ cho bạn “tất tần tật” kinh nghiệm và những điều kiện cần thiết và thủ tục mở trung tâm dạy thêm mà bạn cần biết nhé!

Điều kiện mở trung tâm dạy thêm

Những điều kiện để mở trung tâm dạy thêm

Trung tâm dạy thêm là một mô hình dạy thêm, học thêm có thu phí và được thực hiện bên ngoài nhà trường. Trước đây, nếu muốn mở trung tâm dạy thêm, học thêm, cá nhân hay tổ chức,…bạn đều phải xin giấy phép hoạt động dựa trên quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, những quy định về điều kiện mở trung tâm dạy thêm theo Thông tư trên đã được bãi bỏ. Hiện tại, nếu muốn mở trung tâm, bạn chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật là được.

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm học thêm

Mở trung tâm dạy thêm cần gì? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục mở trung tâm dạy thêm học thêm mà bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Theo như điều 19, 20, 21,22 của Luật Doanh Nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau, bởi hồ sơ đăng ký sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là bảng chi tiết về chuẩn bị hồ sơ khi mở trung tâm dạy thêm:

Bảng chi tiết về mở hồ sơ trung tâm dạy thêm, trung tâm dạy kèm, công ty gia sư

Bản chính Bản sao công chứng
Giấy đăng ký doanh nghiệp CCCD/CMND/hộ chiếu thành viên góp vốn (nếu đó là công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên).
Bảng điều lệ công ty CCCD/CMND/hộ chiếu công đông góp vốn (nếu đó là công ty cổ phần).
Danh sách những cổ đông sáng lập công ty (nếu đó là công ty cổ phần) CCCD/CMND/hộ chiếu của người là đại diện pháp luật và được uỷ quyền nộp hồ sơ.
Danh sách những thành viên góp vốn (nếu đó là công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên)

Nộp hồ sơ mở trung tâm dạy thêm

Sau khi bạn đã hoàn tất đầy đủ những thủ tục và thoả điều kiện mở trung tâm dạy thêm, bạn có thể nộp hồ sơ tại:

  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Hoặc phòng Giáo dục và Đào tạo – Nơi gần với trụ sở chính trung tâm dạy thêm của bạn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi nộp hồ sơ phải nộp đầy đủ một hồ sơ gốc và hai bộ hồ sơ sao y.

Thời gian xử lý hồ sơ

Thời gian xử lý hồ sơ thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Thông thường việc xử lý những thủ tục mở trung tâm dạy thêm học thêm sẽ từ 10-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu quá trình nộp hồ sơ có sai sót, cần xem xét lại hoặc cần bổ sung thêm thì thời gian xử lý hồ sơ sẽ kéo dài thêm từ 5-10 ngày làm việc.

Trong trường hợp hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu, cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo cho bạn biết lý do và yêu cầu bạn bổ sung hoặc chỉnh sửa lại hồ hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc.

Những điều bạn cần lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm

Về cơ bản, sau khi xong thủ tục mở trung tâm dạy thêm thì bạn đã hoàn tất được 70% công việc. Tuy nhiên, để vận hành và tổ chức giảng dạy tại trung tâm bạn cần lưu ý những điều sau:

Nguyên tắc khi tổ chức học thêm

Nguyên tắc tổ chức giảng dạy tại các trung tâm

Vận hành một trung tâm dạy thêm bạn cần nhiều hơn là một giấy phép kinh doanh. Dưới đây là những nguyên tắc bạn cần tuân thủ để có thể tạo nên một trung tâm chất lượng và uy tín:

  • Hãy xây dựng cho mình một đội ngũ giảng viên có chuyên môn, kinh nghiệm cao và yêu nghề.
  • Trang bị cho trung tâm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy như máy chiếu, bảng phấn, bàn học, đèn, quạt, tivi hoặc máy tính,….
  • Chương trình học phải được sắp xếp một cách logic, phù hợp khối lớp, môn học và trình độ của học viên.
  • Bạn phải xây dựng phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp học sinh hứng thú với việc học và phát triển khả năng tự học.
  • Cần có một công cụ hoặc phần mềm để kiểm tra năng lực, kết quả học của học sinh qua từng kỳ hoặc qua từng tháng.
  • Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích học tập xuất sắc.
  • Thường xuyên tổ chức những cuộc thi giữa các lớp hoặc các khối ở trung tâm để tăng thêm tính kết nối cho trung tâm.
  • Có cách thức quản lý, phân phối lịch học cho học sinh, lịch dạy cho giảng viên chuyên nghiệp và hiệu quả nhất..

Tham khảo ngay: 

Những trường hợp không được tổ chức giảng dạy tại trung tâm

Trung tâm dạy thêm vốn là mô hình cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh bên ngoài nhà trường nên khá thoải mái về cách giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không được tổ chức giảng dạy tại trung tâm như:

  • Trung tâm không dạy học cho học sinh đã có trên 2 buổi học/ ngày.
  • Học sinh cấp tiểu học không được học thêm, nhưng trong trường hợp trung tâm của bạn mở các lớp rèn luyện kỹ năng sống, bổ túc kiến thức và bồi dưỡng học sinh giỏi thì vẫn được chấp nhận dạy.
  • Những cơ sở giáo dục cấp Đại học, Cao đẳng, trường nghề hay trung cấp chuyên nghiệp thì không được tổ chức dạy thêm.
  • Ngoài ra, trung tâm không được tổ chức giảng dạy cho giáo viên đang công tác tại các đơn vị trường học công lập, nếu giáo viên đó chưa được Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên cho phép.

Và cần đặc biệt lưu ý rằng, nếu trung tâm của bạn vi phạm những quy tắc trên, thì sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm, thậm chí là có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm

Dù không trực tiếp mở trung tâm nhưng MONA Software đã có kinh nghiệm làm việc với hơn 300+ tổ chức giáo dục và chúng tôi biết rõ cách thức mở trung tâm dạy thêm đạt hiệu quả cao là như thế nào. Về chi tiết, kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm sẽ được bao gọn trong các ý dưới đây:

Xây dựng ý tưởng thành lập trung tâm dạy thêm

Lên ý thưởng mở trung tâm dạy thêm học thêm

Đầu tiên bạn cần xác định ý tưởng để biết mở trung tâm dạy thêm cần gì? Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Trung tâm của bạn dạy về lĩnh vực nào?
  • Trung tâm của bạn sẽ có quy mô như thế nào?
  • Bạn sẽ mở bao nhiêu lớp cho trung tâm của mình?
  • Bạn dự định sẽ tuyển dụng, marketing và scale up trung tâm dạy thêm của mình ra sao?
  • Bạn sẽ quản lý trung tâm của mình bằng công cụ hay phần mềm nào?
  • Ngân sách bạn đặt ra để mở trung tâm là bao nhiêu?

Bằng việc trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ xây dựng được định hướng mở và phát triển trung tâm của mình, đồng thời cũng đánh giá được những thuận lợi và thách thức mà trung tâm của bạn cần lưu ý.

Chọn cơ sở hạ tầng tốt cho trung tâm

Sau khi đã xác định được ý tưởng, bạn sẽ cần mua sắm những thiết bị cho trung tâm của mình. Dưới đây là danh sách những thiết bị bạn bắt buộc phải có cho trung tâm dạy thêm của mình:

  • Bàn học
  • Bóng đèn
  • Quạt máy hoặc máy lạnh
  • Bảng viết
  • Máy chiếu hoặc tivi (nếu có)
  • Máy photocopy (nếu có)

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về địa điểm mở trung tâm dạy thêm. Theo đó, một địa điểm lý tưởng cho trung tâm dạy thêm cần nằm ở những quãng đường thuận tiện cho nhiều học sinh, không quá đông đúc và ồn ào. Đồng thời cũng cần đảm bảo về chi phí mặt bằng phù hợp, để tránh ảnh hưởng tới lợi nhuận của trung tâm.

Xây dựng tệp khách hàng mà trung tâm hướng tới

Mục đích của việc xác định tệp khách hàng là để bạn:

  • Lên chương trình dạy học đầy đủ và bài bản.
  • Chuẩn bị đủ tài liệu, sách giáo khoa, tài nguyên tham khảo.
  • Tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp cho tệp khách hàng mà bạn hướng tới.

Chẳng hạn, trung tâm dạy thêm của bạn hướng đến đối tượng là học sinh lớp 12 ôn thi Đại học thì bạn sẽ tập trung xây dựng chương trình học khác với các học sinh lớp 11 ôn thi lên lớp.

Lập ngân sách cho việc mở trung tâm dạy thêm

Lên ngân sách chi tiết khi vận hành các trung tâm giáo dục

Đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là đầu tư vào mở một trung tâm dạy thêm là dạng đầu tư đường dài. Bạn phải chuẩn bị một bản hoạch định ngân sách rõ ràng và chi tiết trước khi bắt tay vào mở trung tâm dạy thêm.

Trong đó, một số khoản chi phí cố định của trung tâm dạy thêm sẽ bao gồm:

  • Tiền mặt bằng
  • Tiền mua sắm trang thiết bị
  • Tiền thuê nhân viên
  • Tiền lương cho giảng viên
  • Tiền quảng cáo, marketing cho trung tâm,….

Tìm kiếm và xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng

Giảng viên là yếu tố gần như là quan trọng nhất đối với một trung tâm dạy thêm. Bạn cần phải chọn giảng viên có những tiêu chí như:

  • Đã có kinh nghiệm dạy học ít nhất 1-2 năm.
  • Giáo viên có những phương pháp dạy học hiện đại, không gò bó, nhồi nhét kiến thức.
  • Giáo viên có tâm yêu nghề, hết lòng với học sinh.

Tất nhiên, tuỳ vào quy mô và đối tượng học sinh thì doanh trung tâm có thể cân nhắc tìm kiếm đội ngũ nhân sự phù hợp.

Dùng các phần mềm để quản lý trung tâm dạy thêm

Ứng dụng các phần mềm quản lý trung tâm trong quản lý

Sử dụng phần mềm quản lý trung tâm dạy thêm, gia sư là một việc rất cần thiết. Vì nó sẽ giúp bạn tối ưu 60% công việc học vụ như lưu trữ, sắp xếp và phân tích dữ liệu. Bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý trung tâm giáo dục chất lượng như MONA EduCenter để việc vận hành trung tâm chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian hơn.

Một vài tính năng của những phần mềm quản lý trung tâm dạy thêm mà MONA Software đánh giá cao như:

  • Tính năng tuyển sinh và đăng ký học viên: Cho phép bạn tạo các chương trình tuyển sinh, đăng ký lịch học online nhanh chóng và dễ dàng trên hệ thống.
  • Tính năng quản lý giáo viên: Giúp quản lý lịch dạy của giáo viên, tính công, chấm lương cho giáo viên nhanh chóng và cực kỳ chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng này để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
  • Tính năng quản lý lớp học, lịch học, lịch thi: Tính năng này sẽ hỗ trợ hầu hết các tác vụ của trung tâm dạy thêm như xếp lịch học theo chu kỳ, điểm danh học viên, quản lý điểm số của học viên, gửi thông báo cập nhật lịch học cho học viên qua mail,…
  • Tính năng quản lý hồ sơ: Quản lý trạng thái hồ sơ của học viên như học sinh mới, học sinh sắp đến hạn thu học phí, học viên nợ môn, học viên có bảo lưu, học viên chuyển lớp,….

Nhìn chung, sử dụng các phần mềm quản lý trung tâm sẽ giúp bạn hạn chế sai sót trong quá trình làm việc, tiết kiệm thời gian và chuyên nghiệp hơn.

Có thể bạn muốn xem thêm: Quy trình quản lý nhân sự cho các trung tâm giáo dục hiệu quả

Bên trên là những thông tin về kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm, cũng như các điều kiện, thủ tục mở trung tâm dạy thêm mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết trên của MONA sẽ giúp bạn có những bí kíp hữu ích cho việc tạo nên một trung tâm dạy thêm chất lượng và chuyên nghiệp nhất.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona