16 Tháng Ba, 2021
Phân Biệt Giữa Native App, Cross Platform Và Hybrid
Native App là một loại mã code bằng cả hai ngôn ngữ lập trình chính của Apple và Google. Còn Platform có một bộ code trung gian, chỉ cần code 1 lần rồi biên dịch sang hai bản của cả Android và IOS. Hybrid là từ chỉ một loại app giả. App mà chính giữa nó là một ruột rỗng gọi là một website chạy
Chắn hẳn những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ đều biết rằng các lập trình ứng dụng di động hiện nay đều bị chi phối bởi 3 thuật ngữ quan trọng này, để từ đó sản sinh ra nhiều phần mềm nhìn sở lược tuy có vẻ giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau hoàn toàn. Ba thuật ngữ đề cập đến ở đây đó chính là : Native App, Cross Platform và Hybrid
Native app là gì?
Ưu điểm :
Native app hay còn được gọi là ứng dụng gốc. Vốn dĩ có cái tên này là bởi vì nó được viết bởi chính các ngôn ngữ lập trình gốc gần nhất dành riêng cho nền tảng cụ thể phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Từ đó các ngôn ngữ lập trình tương ứng dần được chính công ty mẹ tạo ra để phù hợp với từng nền tảng. Điển hình như Apple đã có Swift, Objective-C dành cho lập trình ứng dụng trên nền tảng iOS. Về lập trình Android thì đã có Java, dù cho đây không phải là ngôn ngữ do Google tạo ra.
Native App tạo ra các ứng dụng gốc mượt mà trên mọi nền tảng thiết bị di động. Đa phần các phần mềm quản lý bây giờ đều sử dụng công nghệ này mặc dù chi phí để lập trình chúng tương đối khá cao so với những loại khác. Ưu điểm của lập trình ứng dụng gốc đó là được dành riêng cho một hệ thống điều hành duy nhất. Được sự hỗ trợ tối đa của các SDK nên gần như chúng có thể tận dụng được mọi tính năng trên hệ điều hành. Tỉ lệ hoàn thiện, tránh mắc lỗi vặt của công nghệ này cũng cao hơn nhiều so với những công nghệ khác nên chúng cũng được ưa chuộng hơn.
Khuyết điểm :
Tuy phổ biến nhiều là vậy, công nghệ Native App cũng có những mặt hạn chế riêng. Khi phát triển ứng dụng gốc, lập trình viên sẽ bị hạn chế khả năng phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau, vì mỗi ứng dụng chỉ phù hợp với 1 nền tảng mà thôi. Nếu muốn phát triển ứng dụng dựa trên 2 nền tảng, lập trình viên phải làm 2 ứng dụng y hệt nhau nhưng dưới dạng 2 loại ngôn ngữ khác nhau. Đó chính là lý do vì sao phí làm ứng dụng gốc trên nền tảng di động lại tốn nhiều hơn so với những loại khác.
Cross Platform là gì?
Ưu điểm :
Cross Platform hay còn gọi tên khác là Multi Plaform, là một thuật ngữ chỉ những ứng dụng đa nền tảng, Nếu như Native app tốn nhiều phí để xây dựng toàn bộ ứng dụng trên tất cả nền tảng thì với Cross Platform, giờ đây mọi thứ đã được giải quyết dễ dàng hơn. Lập trình viên chỉ cần cài đặt một lần rồi biên dịch hay phiên dịch ra thành nhiều bản Native app tương ướng với từng nền tảng khác nhau.
Công cụ không thể thiếu khi muốn thực hiện dự án ứng dụng đa nền tảng Cross Platform chính là Frameworks. Có rất nhiều loại Framworks đa nền tảng khác nhau, mỗi một loại sẽ có những mặt ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt. Tuỳ vào từng mục tiêu xây dựng App mà người lập trình sẽ chọn loại nào để phù hợp.
Một số loại Framwork có thể kể đến như Objective-C, Swift và Java, Sencha Touch, Monocross, Corona SDK,…Nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất có thể là Framework Ximarin. Ngôn ngữ lập trình chủ đạo trong Ximarin là C#.
Vậy là bạn có thể hình dung ra được Cross Platform sẽ có lợi thế lớn nhất là những tối ưu về mặt thời gian và chi phí thực hiện. Điều này đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay về các ứng dụng đa nền tảng.
Khuyết điểm :
Tất nhiên công nghệ này cũng khó tránh khỏi còn nhiều mặt khuyết điểm, đó cũng là vì sao tuy có lợi nhưng loại ứng dụng này chưa thể chiếm lĩnh thị trường qua khỏi “cái bóng” của Native App. Những hạn chế đó vẫn còn tồn tại trong chính Framework của công nghệ này. Kể cả như Ximarin vốn có ưu thế về độ tương thích cao thì thì cũng chính vì thế mà hạn chế khả năng tận dụng vô số thư việ nguồn mở trên cả Android và iOS.
Sencha Touch là Framework ứng dụng công nghệ hàng đầu nổi tiếng nhưng nhiều lập trình viên vẫn không muốn sử dụng nó vì cho rằng “ quy trình cấp phép thương mại” của nó có phần khó hiểu, rườm rà.
Hybrid App là gì?
Ưu điểm :
Hybrid App hay còn được gọi mỹ miều là “ứng dụng lai”. Do là ứng dụng này được tạo ra từ sự hoà hợp của 3 loại công nghệ quan trọng của Front End là HTML, CSS và JavaScript. Thực chất đó là một cái web rỗng và được đặt vào bên trong một Native Container. Nhờ vậy mà kỹ thuật viên lập trình vẫn có thể đưa chúng lên AppStore và chạy hoạt động như một cái app thông thường.
Ưu điểm lớn nhất mà các lập trình viên xác nhận về loại ứng dụng lai này là tập hợp nhiều mặt điểm mạnh của cả Native App và Mobile App vào để tận dụng, giúp mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, gia tăng lượng traffic. Thời gian và chi phí cho quá trình thực hiện cũng thấp hơn nhiều so với 2 loại trên. Thậm chỉ cả phí bảo hành và bảo trì cũng giảm đáng kể vì chỉ cần điều chỉnh trên một app là có thể hiệu quả trên cả hệ thống điều hành.
Khuyết điểm :
Tuy nhiên, xét về một khía cạnh nào đó thì ứng dụng này vẫn có vài phần còn chưa hoàn hảo được, nhất là nói đến độ mượt chắc chắn không bằng Native App và lập trình viên sẽ khó để tuỳ biến vào các tính năng UX/UI trên ứng dụng.
Công nghệ nào phù hợp cho ứng dụng của bạn?
Mặc dù như kể trên có đến 3 loại ứng dụng di động nhưng thực tế, bạn sẽ dễ dàng chọn được loại công nghệ nào phù hợp nhất cho ứng dụng của mình vì mỗi loại đều có những tính năng và đặc điểm riêng. Nguyên tắc lựa chọn quy về 3 chủ đích cần quan tâm : nhu cầu, khả năng và mạo hiểm.
+ Nhu cầu :
Nhu cầu nghĩa là dựa trên tiêu chí đề sẵn và đặc điểm của ứng dụng, bạn biết mình cần phải chọn loại công nghệ lập trình nào để phù hợp nhất. Ví dụ như bạn cần một ứng dụng linh động có thể hoạt động được trên mọi nền tảng thì Cross Platform là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn muốn một ứng dụng mượt mà trên tất cả các cơ sở của hệ điều hành thì Native App là lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng chỉ nhu cầu thôi thì chưa đủ mà còn phải xem xét đến 2 yếu tố khác nữa là chi phí và khả năng
+ Khả năng :
Khả năng về ngân sách đóng một vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quyết định của bạn. Chẳng hạn như chi phí trả cho một bộ ứng dụng gốc là rất lớn mà chi phí cho một ứng dụng trên một nền tảng cũng không hề nhỏ so với những loại còn lại. Do đó nếu bạn không đủ điều kiện về khả năng ngân sách thì sẽ rất khó để thực hiện một ứng dụng gốc dù cho biết rằng chất lượng và hiệu quả nó mang lại cao.
Trong trường hợp này, nếu gặp khó khăn tài chính, bạn nên vạch rõ một chiến lược tốt cho bản thân mình và cả ứng dụng để đi đúng hướng và vững vàng để nếu khi xảy ra sự cố thì có thể giải quyết kịp thời.
+ Mạo hiểm
Chỉ cần nghe cụm từ này thôi thì bạn cũng có thể mường tượng nó là gì. Trong kinh doanh không hiểm gặp những trường hợp mang tính “mạo hiểm” , chẳng hạn như “các quỹ đầu tư mạo hiểm’ mà bạn thường hay nghe đến. Mạo hiểm trong trường hợp này nghĩa là nếu ứng dụng buộc phải phát triển bằng công nghệ Native App mới hiệu quả được nhưng “hầu bao” bạn thì hạn hẹp. Tuy nhiên bạn vẫn có khả năng giải quyết trong khoảng thời gian đầu. Giả sử bạn có thể dự liệu được rằng nó có tiềm năng phát triển tốt thì cũng có thể mạo hiểm để mạnh dạn đầu tư.
Mặt khác như đã nói, trừ khi đó là một ứng dụng độc đáo và có tính khả thi cao, sinh lời, bằng không tốt nhất bạn vẫn nên hoạch địch cho mình một hướng đi đúng đắn để quảng bá sản phẩm ra thị trường về sau.
Nên lựa chọn công ty công nghệ uy tín
Trên thị trường ứng dụng di động có xu hướng bị bão hoà trong thời đại công nghệ số hiện nay, bạn cần nên xem xét bằng cái nhìn của một bức tranh tổng quan hơn là từng khía cạnh nhỏ của vấn đề.
Bạn có thể nhìn thấy rằng có rất ít ứng dụng di động đủ độc đáo để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Như trong 2016, chúng ta vẫn thấy sự khuấy động bùng nổ của trò chơi Pokemon Go nổi tiếng trên toàn cầu. Trước đó là thời kỳ huy hoàng của Flappy Bird cũng tốn không ít tài nguyên lưu trữ của hàng loạt website tin tức trên thế giới. Hay nói riêng trong giới văn phòng, dù Google và Apple đã cung cấp một số ứng dụng ghi chú thông minh như Eventone vẫn chiễm chệ trên nhiều thiết bị di động và chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo người dùng bởi nhiều mặt tiện lợi thiết thực của chúng.
Một vài doanh nghiệp uy tín trong việc vây dựng App mà bạn có thể tham khảo bao gồm: Groove Technology, FTP Software, công ty phần mềm Mona,…
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được sự khác nhau của 3 loại công nghệ Native App, Cross Platform và Hybrid.
Qua đây có thể thấy rằng, vấn đề bây giờ của bạn là không cần phải lo lắng thị trường có chấp nhận hay không mà hãy tìm cho mình một ý tưởng độc đáo, mới lạ và sáng tạo. Mona Media sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn hoàn thiện con đường kế tiếp. Vì công ty sở hữu một đội ngũ chuyên gia lập trình hàng đầu với bề dày kinh nghiệm, sành sỏi tất cả những loại công nghê ứng dụng kể trên và bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và an tâm rằng ý tưởng mình có thể được thực hiện hoá khi hợp tác cùng Mona Media.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!