Khái niệm về Platform là gì?
Nói đến định nghĩa của thuật ngữ Platform, hiện nay có khá nhiều cách diễn đạt giải thích về khái niệm của thuật ngữ này, vậy nên muốn nắm được chính xác ý nghĩa của nó, cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để có cái nhìn đúng đắn. Vì là định nghĩa còn khá mơ hồ, chưa rõ ràng, Platform có sự liên quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy cần dựa vào mục đích muốn diễn đạt để làm rõ khái niệm của Platform.
Trong lĩnh vực công nghệ, Platform được định nghĩa dễ hiểu là nền tảng, cụ thể là nền tảng máy tính, nền tảng kỹ thuật số hay nền tảng điện toán mà trong môi trường đó một phần mềm sẽ được thực thi. Platform có thể là phần cứng, hệ điều hành hoặc trình duyệt web. Platform thông qua việc kết hơp với phần mềm từ đó tạo ra cấu trúc cho máy tính hoạt động.
Khái niệm này cần phải được gắn liền với những lập trình viên vì họ gần như tiếp xúc và sử dụng nó hằng ngày trong môi trường làm việc của mình. Trong một quy trình phát triển phần mềm, Platfrom là nền tảng bắt buộc phải có. Tùy vào mỗi Platform sẽ mang những chức năng và cũng sẽ có vài hạn chế riêng biệt. Ngoài ra, có một số Platform sở hữu khả năng cung cấp sẵn một vài chức năng cấp thấp.
Platform là nền tảng để lập trình viên phát triển phần mềm dựa trên đặc điểm của nó. Sử dụng nền tảng Platform tạo ra các phần mềm với từng nhu cầu, mục đích cụ thể.
Tổng quan về nền tảng công nghệ số
Như vậy nền tảng Platform là một thành phần then chốt, đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong mọi quá trình phát triển phần mềm, bởi nó thực hiện nhiệm vụ kết nối các môi trường để tạo ra phần mềm. Cụ thể hơn Platform chính là nền tảng kết nối giữa các môi trường đặc biệt với nhau để các phần mềm được thực thi.
Không những vậy, Platform còn đóng vai trò như một hệ điều hành, ở đây có thể hiểu là kiến trúc máy tính. Lấy ví dụ để giúp người đọc dễ hình dung hơn, cùng tìm hiểu một Platform được biết đến và sử dụng từ rất lâu đó là Microsoft Windows, nền tảng mà nó sử dụng là nền tảng 32bit, hay Mac OS X và Linux, đây là hai Platform đa nền tảng. Ngoài ra thiết bị di động cũng có thể là một dạng Platform.
Nói tóm lại, thuật ngữ Platform có nghĩa là nền tảng ứng dụng công nghệ, nó có thể là phần cứng, hệ điều hành,…Chung quy lại là yếu tố cốt lõi để cấu tạo nên phần mềm. Dựa trên nền tảng Platform những lập trình viên tiến hành thực hiện công việc của họ là từ một nền tảng viết ra một loại phần mềm hoặc một ứng dụng với những mục đích cụ khác nhau.
Platform cần những nhân tố gì?
- Phần cứng đơn: Đây là một thành phần trong trường hợp một hệ thống nhỏ, phần cứng đơn có khả năng truy cập trực tiếp vào phần cứng mà không cần sự hỗ trợ của hệ điều hành.
- Ứng dụng: Một số ứng dụng có thể kể đến như là bảng tính, trình xử lý văn bản, trình lưu trữ dữ liệu,…
- Trình duyệt: Bao gồm những trình duyệt khi phần mền được cấu tạo ra từ nền tảng web (ví dụ: Coccoc, Chrome,…)
- Frameworks: Nơi cung cấp các chức năng đã được thiết kế sẵn.
- Máy ảo: Là công cụ được sử dụng phiên dịch tất cả các ứng dụng thành định dạng tương tự như mã máy. Sau đó máy ảo sẽ thực thi các ứng dụng. Một hệ thống phiên bản ảo đầy đủ, hoàn chỉnh bao gồm: Phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, khả năng lưu trữ.
Các mô hình Platform phổ biến thường gặp
- Đối với máy tính: Mô hình Platform gồm CPUs hay còn gọi là các bộ xử lý trung tâm, những CPUs được thiết kế để đảm nhận nhiệm vụ chạy mã ngôn ngữ máy cụ thể, vì để máy tính chạy được các ứng dụng phần mềm, các ứng dụng phải sử dụng ngôn ngữ máy dạng mã hóa nhị phân của CPU.
- Đối với người dùng cá nhân: Platform bao gồm phần cứng (máy tính), phần mềm (trình duyệt web, hệ điều hành, giao diện lập trình ứng dụng,…) để có thể vận hành các ứng dụng.
Platform hiện nay có những nền tảng nào?
Hiện nay, Platform gồm có những loại nền tảng như sau:
Nền tảng Platform phần cứng (Hardware Platform)
Đối với các thiết bị công nghệ, phần cứng Platform là phần cứng nói chung. Cụ thể hơn là:
- Bộ vi xử lý, đóng vai trò quyết định sức mạnh và sự mượt mà của thiết bị ở các thiết bị điện tử thông minh.
- Hệ điều hành, RAM, thông số CPU trong các thiết bị máy tính.
Đây là một thành phần có vai trò quan trọng đối với các loại thiết bị điện tử thông minh hiện nay, từ máy tính, laptop, ipad, điện thoại,… nếu thiếu phần cứng sẽ không thể hoạt động bình thường được.
Một ví dụ điển hình: Thông thường các máy tính hiện nay sử dụng CPU 32bit, hoặc có thể là 64bit và hoạt động trên hệ điều hành Microsoft Windows. Ngoài ra một số loại khác sử dụng hệ điều hành hành Mac OS X, Linux….
Những thông tin và ví dụ trên đã nêu dẫn chứng rõ hơn về nền tảng Platform phần cứng đến người đọc, giúp người đọc đặc biệt là những ai đang hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin hiểu hơn về nền tảng Platform phần cứng, đó là kiến trúc của bộ vi xử lý hoặc kiến trúc của thiết bị máy tính.
Nền tảng Platform phần mềm (Software Platform)
Về nền tảng Platform phần mềm, bất cứ hệ điều hành hoặc một môi trường lập trình nào cũng có thể được xem là nền tảng phần mềm. Tuy nhiên thì trên thực tế, sẽ cần phải kết hợp cả hai yếu tố trên để tạo ra loại nền tảng phần mềm này.
Nếu Platform phần cứng là đại diện cho sức mạnh của các thiết bị điện tử thì trong khi đó sự thông minh của thiết bị điện tử được quyết định và chịu ảnh hưởng trực tiếp bới Platform phần mềm. Môi trường này được tạo ra để lập trình các tính năng, ứng dụng,…từ đó đánh dấu sức mạnh riêng của mỗi Platform.
Dưới đây là thông tin cụ thể giúp người đọc hình dung rõ hơn và nắm được nhiều thông tin hơn về các loại nền tảng Platform phần mềm:
- Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
- Microsoft Windows (x86, x64)
- Linux (x86, x64, PowerPC)
- Mac OS X (PowerPC, x86)
- OS/2, eComStation
- AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC
Điện toán đám mây (Cloud computing Platform)
Dịch vụ điển toán đám mây ngày càng tạo được sự thu hút, nhận được sự quan tâm của nhiều trong những năm trở lại đây. Bởi công nghệ hiện đại này sở hữu được khả năng thu thập và phân tích một lượng dữ liệu lớn khổng lồ giúp cho các doanh nghiệp có thể bỏ qua khâu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng.
Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing Platform) được tồn tại trên ba dạng chính:
- Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ: Amazon
- Phần mềm dưới dạng dịch vụ: Google Apps
- Nền tảng là một dịch vụ: IBM
Loại công nghệ hiện đại này đã đem đến cho người dùng những tính năng hữu ích như: Phân tích lượng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ ứng dụng web, di động thông qua các dịch vụ thuê Cloud Hosting hay Cloud Server.
Social Platform
Dạng Plafrom này phục vụ con người bằng việc hỗ trợ triển khai, phát triển, quản lý các giải pháp và dịch vụ truyền thông xã hội. Ứng dụng phổ biến nhất mà nền tảng này mang lại là khả năng tạo ra các website hoặc dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng như một mạng xã hội hoàn chỉnh. Người dùng nó sẽ dễ dàng kết nối cộng đồng, chia sẻ mọi thông tin cuộc sống với bạn bè, người thân,…
Vai trò của nền tảng Platform
Platform là nền tảng để cấu tạo và phát triển các loại chương trình khác nhau, mang đến cho con người lợi ích cung cấp các giải pháp hướng người dùng đến sự tiện lợi và nhanh chóng. Có khả năng phát triển quy mô lớn, kết nối mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với khách hàng, quản trị được các yếu tố phức tạp của thị trường.
Kết luận :
Qua những nội dung trên, bài viết nhằm mục đích mang đến một cái nhìn rộng mở
với những thông tin cụ thể, đúng đắn hơn về thuật ngữ Platform cho mọi người nói chung và những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng. Platform chính xác là nền tảng cơ bản, yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nên một chương trình.
Nắm rõ được khái niệm Platform là gì, cùng với những thông tin quan trọng về Platform sẽ mang lại khả năng thành công cao thông qua việc biết cách ứng dụng nền tảng Platform này vào công việc.
Tại Mona Media, chúng tôi có những lập trình viên sở hữu kỹ năng, chuyên môn cao để nắm rõ những thông tin về Platform và kỹ năng sử dụng nền tảng này giúp mang lại hiệu quả. Không những thế, với kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi thấu hiểu mong muốn và đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của khách hàng tạo ra những chương trình hỗ trợ, phục vụ cho từng doanh nghiêp, khách hàng một cách linh hoạt.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thực hiện hơn 140 dự án, vì thế mặc dù hiện nay có nhiều công ty lập trình khác nhau hoạt động trong lĩnh vực này nhưng Mona Media hoàn toàn đủ tự tin là đơn vị có thể đảm nhận hoàn thiện những chương trình mới từ khách hàng đề ra, để luôn là lựa chọn sáng suốt cho quý khách hàng đã tin tưởng Mona Media.