10 Tháng Năm, 2021
Flipped Classroom là gì? Ưu và nhược điểm của Lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là một khái niệm, mô hình giáo dục mới được cho là đón đầu hướng giáo dục cải cách tại Mỹ. Mô hình lớp học Flipped Classroom này đang nhận được nhiều sự quan tâm của quý bậc phụ huynh và người học. Vậy lớp học đảo ngược là gì? Bạn đã từng nghe qua phương pháp giáo dục này chưa? Nếu chưa, hãy cùng MONA Software tìm hiểu chi tiết về mô hình Flipped learning trong bài viết này nhé.
Lớp học đảo ngược là gì?
Lớp học đảo ngược (tiếng Anh là Flipped Classroom) – được ví như cuộc cách mạng lớn trong nền giáo dục. Hẳn ngay qua tên gọi cũng khiến chúng ta lờ mờ hiểu được rằng phương pháp giáo dục này sẽ trái ngược hoàn toàn lại so với cách dạy và học truyền thống.
Theo đó, mô hình giáo dục này lấy người học làm trung tâm và các giảng viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ trong quá trình tự tìm hiểu và tổng hợp kiến thức của bản thân. Hình thức học tập này cũng gần như khác 180 độ so với các cách học truyền thống. Cụ thể, chúng ta hãy đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa hai mô hình giáo dục này nhé!
Cấu trúc của mô hình Flipped Classroom
Cấu trúc phương pháp lớp học đảo ngược thường được chia thành 2 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu các kiến thức mới
Giai đoạn này sẽ diễn ra hoàn toàn tại nhà với các nhiệm vụ cụ thể như:
- Giáo viên: Tìm hiểu và chuẩn bị các kiến thức, mục tiêu cho bài học sắp tới. Sau đó tiến hành quay video bài giảng và chia sẻ với học viên thông qua các nền tảng trực tuyến.
- Học sinh: Tiếp nhận và tìm hiểu về các tài liệu, video bài giảng đã được giáo viên chia sẻ. Đồng thời, tự note lại các ý chính, những các thắc mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu học tập, hoặc cũng có thể tự làm các bài tập cấp thấp và tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan để chuẩn bị cho buổi học sắp tới.
Giai đoạn 2: Tìm hiểu sâu về kiến thức
Trái ngược hoàn toàn với giai đoạn 1, giai đoạn này sẽ diễn ra trực tiếp tại lớp học với các nhiệm vụ chính như:
- Giáo viên: Tiến hành tổ chức các buổi thảo luận, nhận xét và giải đáp các thắc mắc của học sinh hoặc truyền tải thêm các kiến thức chuyên sâu hơn. Đồng thời, giảnh viên cũng sẽ chốt lại các kiến thức trọng tâm về nội dung bài học cho học sinh.
- Học sinh: Tham gia vào các hoạt động thảo luận trên lớp học, hoặc các trò chơi thực hành củng cố kiến thức và nêu lên những thắc mắc, câu hỏi mà học sinh đã gặp phải trong quá trình tự tìm hiểu tại nhà.
Các yếu tố cấu thành một lớp học đảo ngược
Flip Classroom – Lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên 4 yếu tố sau:
Yếu tố | Mô tả |
|
Lớp học đảo chiều cung cấp môi trường học tập linh hoạt về thời gian và không gian, điều này phù hợp với tiến độ của các học viên. |
|
Nâng cao khả năng tự học cho học sinh, giúp học sinh có thể tự tìm tòi chủ để một cách sáng tạo. |
|
Giáo viên sẽ quyết định nội dung nào học sinh sẽ tự tìm hiểu, và nội dung nào học sinh sẽ được nghe trình bày trên lớp. |
|
Giáo viên cần thường xuyên theo dõi quá trình học tập của học sinh. Tương tác và đưa ra các phản hồi nhằm đảm bảo học sinh không có lỗ hổng kiến thức. |
Có thể thấy, các yếu tố xây dựng một lớp học Flipped Classroom hiệu quả đều nhấn mạnh ở sự tương tác liên tục giữa giảng viên và người học. Thông qua các phương tiện trên diễn đàn trực tuyến như email, cuộc họp trực tuyến,… và đặc biệt là thời gian giải quyết các vấn đề trên lớp học.
Qua đó, giúp người học phát triển được khả năng tự học, nâng cao tư duy và hỗ trợ việc hiểu rõ và ghi nhớ về nội dung kiến thức hơn, thay vì chỉ ngồi thụ động ghi chép những gì được truyền đạt.
Ưu và nhược điểm của Lớp học đảo ngược
Mô hình Flipping Classroom có những đặc thù riêng khác hẳn với cách giáo dục truyền thống. Về chi tiết, hãy cùng MONA đi sâu vào nội dung dưới đây:
Ưu điểm của Flipped Classroom
Lớp học đảo ngược có những ưu điểm vượt trội giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy đã được công nhận như:
- Mô hình học tập linh hoạt: Không giới hạn về không gian và thời gian, kiến thức được truyền đạt mọi lúc mọi nơi. Người học tự do lựa chọn cách thức, không gian, thời gian học tập đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả nhất. Giáo viên cũng không cần đứng lớp giảng giải với những giáo trình khô khan, khiến học viên ngủ gà ngủ gật.
- Giúp người học phát triển kỹ năng tự học và các kỹ năng cá nhân: Qua quá trình chủ động nhận tư liệu và định hướng từ giáo viên, tiến hành trau dồi kiến thức, chia sẻ và trao đổi trong giờ, người học sẽ nâng cao khả năng tự học, tự do phát triển tư duy, mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân, biện hộ để bảo vệ quan điểm của mình.
- Tạo cơ hội nâng cao năng lực và chuyên môn cho người giảng dạy: Trong mô hình giáo dục này, giáo viên đóng vai trò nòng cốt, giúp đảm bảo chất lượng cho việc tiếp thu kiến thức của người học. Bởi vậy, giáo viên luôn phải rèn luyện và nâng cao chuyên môn, tăng sự linh hoạt, nhạy bén và lắng nghe, để có những đánh giá đúng, chính xác, kịp thời cho người học. Đồng thời, giáo viên cũng là cầu nối để học viên đoàn kết, gần gũi, mạnh dạn thể hiện ý kiến, tiếp thu ý kiến từ bạn bè.
Nhược điểm của Flipped Classroom
Nghe thì có vẻ khá thuyết phục, nhưng khi ứng dụng lý thuyết vào thực tế lại cho ra những kết quả khác biệt. Và mô hình flipped learning cũng có những hạn chế nhất định khi áp dụng trong thực tiễn giảng dạy. Cụ thể:
- Yếu tố kinh tế là một trở ngại của người học khi áp dụng lớp học đảo ngược. Vì không phải ai cũng đủ khả năng để nâng cấp hạ tầng, phương tiện bổ trợ quá trình học tập theo mô hình này của con trẻ.
- Một phần phụ huynh cảm thấy việc học ở nhà khiến con cái họ chểnh mảng, thiếu tập trung khi thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện công nghệ (điện thoại, laptop). Họ mong muốn con em được đến trường để học tập đầy đủ, an toàn và có không gian vui chơi để kết bạn.
- Một số giáo viên và nhà trường hiểu sai về phương pháp giáo dục đảo ngược, vô tình áp dụng như một buổi luyện đề. Bên cạnh đó, vấn đề giáo viên kiến thức chuyên môn chưa sâu, khó đúc kết bài học và định hướng đúng cho người học. Ngoài ra, đôi khi giáo viên cũng không thể sát sao theo dõi quá trình trao đổi hoặc dễ bị cuốn vào các bài giảng khi học viên có thắc mắc, dẫn tới quay về phương pháp giảng dạy cũ.
Chúng ta có thể thấy rằng, hiệu quả của phương pháp Flipped Classroom còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, nhận thức của gia đình, nhà trường, chuyên môn của giáo viên. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố sẽ là điều kiện để phương pháp giáo dục này tận dụng tối đa giá trị của nó.
Điểm khác nhau giữa mô hình lớp học lật ngược và lớp học truyền thống
Điểm khác biệt | Lớp học truyền thống | Lớp học đảo ngược |
Phương pháp giảng dạy |
|
|
Thời gian tương tác | Thời gian tương tác bị hạn chế trong tiết học.
|
Có thời gian tương tác giữa người học và giảng viên:
|
Từ bảng so sánh trên chúng ta có thể thấy, mô hình lớp học đảo ngược gần như trái ngược hoàn toàn với lớp học truyền thống. Với phương pháp Flipped Classroom, người học ở vị thế hoàn toàn chủ động, tự tìm hiểu, học tập, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tế.
Và thay vì chỉ lắng nghe rồi ghi nhớ, thông hiểu sau đó vận dụng. Cách học chủ động này sẽ giúp học viên tiếp thu, tận dụng kiến thức học tập một cách hiệu quả hơn so với cách học thụ động truyền thống.
Cách để đảo ngược lớp học truyền thống hiệu quả
Để đảo chiều lớp học truyền thống và tạo ra một môi trường học tập đảo ngược Flipping Classroom hiệu quả hơn, MONA đã giúp bạn xây dựng quy trình tổ chức lớp học đảo ngược với 7 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Chọn công nghệ sử dụng
- Sử dụng các công nghệ thấp (chụp ảnh, quay video bài giảng), công nghệ cao (phim ảnh, tạo slides, tạo video theo dạng Animation).
- Các thiết bị cần dùng: Điện thoại thông minh, Laptop, Tripod,…
- Nền tảng upload tài liệu: Google Drive, Youtube, Mạng xã hội,…
Bước 2: Chọn nội dung đưa bài giảng
- Đưa các hình ảnh, video liên quan vào bài giảng.
- Sử dụng các ví dụ thực tế khi mở đầu bài dạy.
- Chèn các “quãng nghỉ” vào giữa bài giảng để học sinh suy nghĩ.
Bước 3: Tạo tài liệu
Người dạy khi tạo tài liệu học tập cần thỏa mãn các yêu cầu:
- Tài liệu cần cung cấp các khái niệm và ví dụ.
- Có câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu.
- Tài liệu cần ngắn gọn những phải đủ ý để học sinh có thể theo dõi kịp kiến thức.
- Ngôn ngữ trình bày dễ hiểu.
- Vận dụng các hình ảnh trực quan, sơ đồ tư duy, biểu đồ,… để chứng minh cho các lý thuyết bài giảng.
Bước 4: Hình thức xác minh việc học sinh đã nghiên cứu tài liệu
Giáo viên có thể sử dụng các mẹo dưới đây để xác minh việc học sinh có thực sự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu hay chưa.
- Yêu cầu học sinh trả lời được một số câu hỏi trong tài liệu.
- Hỏi học sinh về một số “đánh dấu” được tạo trong bài (như hình ảnh,…).
- Yêu cầu học sinh trình bày các điểm ấn tượng trong tài liệu.
Bước 5: Tối ưu thời gian
Thầy (cô) cần quản lý hợp lý thời gian để soạn tài liệu nghiên cứu cho lớp học đảo ngược. Theo đó, giáo viên cần đưa ra khung thời gian cố định để đảm bảo kế hoạch thực hiện.
Ví dụ: Hoàn thành tài liệu trong thời gian 1 tuần.
Bước 6: Chọn các hoạt động thực hiện trong lớp học Flip Classroom
Có rất nhiều các hoạt động có thể áp dụng cho phương pháp lớp học đảo ngược như:
- Hoạt động theo nhóm.
- Thảo luận.
- Thuyết trình.
- Tạo trò chơi.
Bước 7: Điều chỉnh và hoàn thiện tài liệu
Người dạy nên tổng hợp các ý kiến, góp ý (tốt/ chưa tốt) vào mỗi tuần để điều chỉnh và hoàn thiện tài liệu cho phù hợp với nội dung giảng dạy của lớp học lật ngược, và cải thiện tài liệu ở tuần tiếp theo.
Giải pháp nào hiệu quả cho mô hình Flipped Classroom?
Trong vài năm trở lại đây, điều kiện kinh tế phát triển, nhận thức con người đổi thay giúp việc áp dụng lớp học đảo ngược vào thực tiễn giáo dục Việt Nam đã có khởi sắc.
Giờ đây, việc học online không còn là điều khó khăn. Không những thế, nhu cầu học trực tuyến ngày càng tăng lên, không chỉ riêng ở độ tuổi đi học, đào tạo chính quy mà còn các ngành, môn học năng khiếu, kỹ năng, kiến thức phụ đạo khác.
Nhằm giúp việc dạy và học theo phương pháp Flipped learning trở nên dễ dàng hơn, MONA Software cho ra đời phần mềm quản lý MONA Educenter hỗ trợ các tính năng, công cụ cần thiết cho công tác giảng dạy và quản lý dạy học tích hợp hệ thống E-learning.
Phần mềm giải quyết các vấn đề về bài giảng, tạo những trải nghiệm thú vị cho người học, hỗ trợ quản lý trung tâm, hỗ trợ quản lý học viên (theo trình độ năng lực, môn học, tiến độ học tập,…) và quản lý đội ngũ giáo viên dễ dàng hơn.
Những tính năng ưu việc của MONA EduCenter:
- Quản lý quá trình học trực tuyến.
- Tạo phòng học online.
- Chức năng giao bài tập.
- Kiểm tra trình độ học sinh.
- Tạo hoạt động giảng dạy thú vị, có tính tương tác.
- Hỗ trợ số hóa tài liệu dạy học theo yêu cầu từng đơn vị.
Để biết chi tiết hơn về phần mềm giúp tối ưu mô hình quản lý và giảng dạy tại trung tâm, hãy LIÊN HỆ NGAY với MONA qua thông tin dưới đây nhé:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Trên đây là tổng quan chi tiết về Lớp học đảo ngược là gì? và các ưu nhược điểm của mô hình Flipped Classroom. Tuy còn tồn tại một vài hạn chế nhất định, nhưng đây chính là một phương pháp học tập hiệu quả, đem lại tính chủ động và hỗ trợ phát triển tư duy cho người học. Hy vọng những thông tin được MONA Software chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới bạn đọc.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!