Quản lý doanh nghiệp

31 Tháng Năm, 2021

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự duy trì và phát triển của một doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố để các doanh nghiệp quyết định mức giá của từng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho mọi người những kiến thức cơ bản về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

Quản lý chất lượng là các hoạt động có sự phối hợp rõ ràng để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng sản phẩm. Việc định hướng và kiểm soát chất lượng sản phẩm nói chung sẽ gồm: Mục tiêu sản phẩm, kiểm soát chất lượng, hoạch định chất lượng, cải tiến chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng sản phẩm được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong tất cả lĩnh vực, từ qui mô lớn đến qui mô nhỏ, cho dù là thị trường quốc tế hay nội địa. Quản lý chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng những công việc cần làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả.

Tại sao cần quản lý chất lượng sản phẩm

Tại sao cần quản lý chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm nói chung và quy trình quản lý sản xuất sản phẩm nói riêng luôn được xem là sự sống của doanh nghiệp và là yêu cầu của xã hội. Nhờ vào việc có công tác quản lý chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ có thể hạn chế các sản phẩm bị lỗi, kiểm soát chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí

Nếu có càng ít hàng lỗi thì số lượng hàng cần sản xuất lại càng ít, điều này giúp giảm bớt đáng kể chi phí sản xuất. Khi tổng chi phí sản xuất một lô hàng được giảm xuống thì giá thành của các sản phẩm ấy cũng sẽ được giảm, giá trị sản phẩm mà khách hàng nhận được vẫn còn nguyên vẹn. Qua đó, giúp cho chất lượng sản phẩm được tăng lên, điều này giúp cho sức cạnh tranh của các sản phẩm ấy được tăng lên. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ ngày càng nâng cao được sức cạnh tranh của mình.

Nâng cao sự uy tín

Nhu cầu của khách hàng với mọi loại sản phẩm ngày càng cao và đa dạng. Bên cạnh đó, thị trường cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm của mình để tăng sự uy tín cho sản phẩm, phù hợp cũng như đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng. Và đó cũng chính là những yêu cầu của xã hội.

Bảo vệ môi trường

Nếu như hoạt động sản xuất được diễn ra càng nhiều. Một mặt doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí. Mặt khác, điều này cũng sẽ gây hại cho môi trường khi vì sự gia tăng của chất thải sản xuất, nguyên liệu bị hao tốn nhiều hơn. Việc sản xuất cần phải được kiểm soát để góp phần bảo vệ môi trường.

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Quy trình quản lý chất lượng là các bước nhằm đảm bảo lô sản phẩm ấy được sản xuất là phù hợp với mục đích:

Lập kế hoạch chất lượng sản phẩm

  • Xác định chính xác các tiêu chuẩn cần đạt được và đưa ra những giải pháp để có thể đạt được các tiêu chuẩn ấy.
  • Thiết kế sản phẩm và dịch vụ đúng theo yêu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu
  • Đưa ra mục tiêu rõ ràng về chất lượng, cách kiểm soát hoạt động và các quy trình cần thực hiện của các quy trình đó.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

  • Đánh giá chất lượng hoạt động tổng thể của cả một dự án một cách thường xuyên hơn.
  • Đảm bảo tất cả các sản phẩm đều đạt đúng tiêu chuẩn đã được hoạch định từ trước.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm

  • Đánh giá chất lượng thành phần để có thể khắc phục những vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng. Đồng thời tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Cần thực hiện bước này một cách xuyên suốt bằng các hình thức như thanh tra kiểm định sản phẩm định kỳ, duyệt chất lượng, khảo sát những người có liên quan đến dự án.

Giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm

Trong thời buổi công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay. Việc sử dụng các phần mềm để hỗ trợ cho việc quản lý đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Không chỉ giúp giảm thiểu lượng công việc cần xử lý, việc sử dụng phần mềm này còn giúp đảm bảo tính chính xác cho từng công việc.

Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý sản xuất

Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý sản xuất

Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất sở hữu nhiều module tính năng khác nhau gồm:

Yêu cầu sản xuất

Tính năng này giúp cho người thực hiện tập hợp các yêu cầu về đơn hàng của khách để có thể lập ra đơn hàng chính xác cần sản xuất.

Lập kế hoạch sản xuất

Giúp thực hiện các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất. Chức năng này giúp cho bộ phận lập kế hoạch sản xuất có thể quản lý được thông tin kế hoạch sản xuất cho nhà máy. Hơn nữa, phần mềm này còn được tích hợp với yêu cầu nguyên vật liệu để tính toán lượng nguyên vật liệu cần cung ứng cho quá trình sản xuất.

Dự tính nguyên vật liệu

Hỗ trợ việc tính toán về nguyên vật liệu dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất, phân tích nguồn lực và năng lực của hệ thống sản xuất. Tự động tính toán lượng nguyên vật liệu giúp cho những người quản lý có được cái nhìn tổng thể, nắm rõ tình hình của nguyên vật liệu còn trong khó nếu thiếu người quản lý sản xuất sẽ biết và gửi yêu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

Quản lý nguyên công

  • Cho phép nhà máy xây dựng định mức nguyên liệu cho từng loại sản phẩm.
  • Hệ thống cho phép xây dựng định mức nhiều cấp, xác định các nguyên lực tương ứng và các công đoạn sản xuất sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm, giúp cho việc quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra dễ dàng hơn.

Quản lý giám sát dây chuyền

  • Giúp nắm bắt chính xác tình trạng ở các dây chuyền.
  • Kiểm soát toàn bộ các dụng cụ được sử dụng trong dây chuyền.
  • Có sẵn các checksheets cần thực hiện trước khi vận hành dây chuyền.

Quản lý mua hàng

  • Quản lý các đề xuất mua nguyên vật liệu, từ việc báo giá cho đến việc chọn nhà cung cấp.
  • Quản lý tình trạng mua nguyên vật liệu, có thể duyệt hoặc không duyệt…
  • Hệ thống quản lý kho hàng, phiếu mua hàng.
  • Tích hợp công cụ quản lý đơn hàng, ứng dụng quản lý hợp đồng.
  • Quản lý công nợ cần phải trả cho nhà cung cấp.
  • Quản lý danh sách mua nguyên vật liệu.

Xem thêm : Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả cho doanh nghiệp

Phần mềm quản lý sản xuất MES

Phần mềm quản lý sản xuất MES

Phần mềm quản lý sản xuất MES là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát luồng thông tin dữ liệu phức tạp và các hệ thống sản xuất tại nhà máy. Mục tiêu chính của phần mềm này là đảm bảo tính hiệu quả các hoạt động sản xuất, dễ dàng quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra.

MES được xem là chìa khóa cho tiến trình xây dựng mô hình smart factory, nơi các nhà máy trở nên thông minh hơn, các hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Trong hệ thống này, phần mềm quản lý sản xuất MES sẽ trở thành yếu tố chính để kết nối giữa tầng kết nối và tự động hóa với tầng chiến lược và hoạch định. Ngoài ra, việc ứng dụng MES còn giúp cho doanh nghiệp bắt kịp thị trường toàn cầu, nâng cao sức cạnh tranh. Thông qua việc kiểm soát chất lượng, tuân thủ theo các chính sách, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và khả năng quản lý vòng đời của sản phẩm.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng cần các doanh nghiệp đặc biệt chú ý tới. Đây là một công việc quan trọng nhưng để làm tốt được lại không hề đơn giản. Bằng việc sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, việc quản lý mọi công tác sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều, đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý.

Xem thêm: DMS là gì? Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm DMS

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona