
17 Tháng Bảy, 2025
Bật mí kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách, thu lợi nhuận cao
Với mô hình vận hành linh hoạt, chi phí đầu tư vừa phải và khả năng sinh lời nhanh, mở quán bia hơi chính là hướng đi hấp dẫn trong thị trường F&B sôi động hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ cách mở quán bia đúng quy trình cũng như biết rõ mở quán bia hết bao nhiêu tiền để có “bức tranh tổng thể” về chi phí và kế hoạch kinh doanh chi tiết. Trong bài viết này, hãy cùng MONA Software khám phá trọn bộ kinh nghiệm kinh doanh quán bia hơi hữu ích để bắt đầu buôn bán đắt khách.
Cơ hội và tiềm năng mở quán bia hơi hiện nay
Từng được ca tụng là “thị trường vàng” của ngành đồ uống có cồn tại châu Á, Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu với lượng tiêu thụ bia đạt gần 4.4 tỷ lít, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và chiếm 2,2% thị phần toàn cầu. Đáng chú ý, ngành hàng này duy trì tốc độ tăng trưởng 6,6%/năm, cao gấp nhiều lần mức trung bình thế giới (0,2%).

Đồng thời, các ưu điểm vượt trội như chi phí đầu tư ban đầu thấp, quy mô mở quán bia đa dạng và tiềm năng sinh lời hấp dẫn, kinh doanh quán bia hơi đang trở thành “con át chủ bài” trong chiến lược kinh doanh ngành F&B.
Nếu bạn đang ấp ủ khởi nghiệp mở quán bia hơi vào thời điểm hiện tại, hãy mạnh dạn theo đuổi bởi tiềm năng của thị trường kinh doanh này vô cùng rộng mở. Nhưng trước khi mở quán, bạn cần phải đảm bảo năng lực tài chính, kỹ năng quản lý và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng để quán bia hơi, quán nhậu của bạn đi vào hoạt động hiệu quả.
-> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu bài bản cho người mới
Chi tiết các chi phí mở quán bia hơi, quán nhậu
Mở quán bia hết bao nhiêu tiền? Thực tế, chi phí mở quán bia sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô quán, chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, nguyên liệu thực phẩm, nhân viên,… Về chi tiết, dưới đây là các chi phí chính khi mở quán bia hơi, quán nhậu mà các chủ quán cần quan tâm:
Chi phí mặt bằng kinh doanh quán bia

Mặt bằng là yếu tố không thể thiếu khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh quán bia tươi. Thông thường, chi phí này sẽ chiếm khoảng 10 – 15% tổng ngân sách, dao động khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí, diện tích, cơ sở vật chất hay thời gian thuê và hợp đồng.
Với các mặt bằng tại nơi gần khu công nghiệp, văn phòng, khu dân cư đông đúc thì chi phí sẽ cao hơn. Ngược lại, những mặt bằng ở vùng ngoại ô, ít người qua lại sẽ có phí thuê rẻ, thường trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tùy vào ngân sách dự trù của bạn mà có thể lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán bia có vị trí phù hợp. Và để tránh tình trạng bị chủ lấy lại mặt bằng khi quán đã đi vào hoạt động ổn định, bạn nên ký hợp đồng dài hạn (từ 3 – 5 năm) nếu tìm được mặt bằng ưng ý.
Chi phí về cơ sở vật chất khi mở quán bia hơi
Chi phí trang bị cơ sở vật chất mở quán bia sẽ phụ thuộc lớn vào quy mô và phong cách quán bạn lựa chọn, thường dao động trong khoảng 50 – 200 triệu đồng. Với quán bia nhỏ, bình dân chỉ khoảng 10 – 15 bàn thì mức đầu tư ban đầu có thể dao động từ 50 – 60 triệu đồng cho các hạng mục cơ bản như bàn ghế, tủ mát bảo quản bia, hệ thống chiết rót và dụng cụ nhà bếp.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng một nhà hàng bia hơi sang trọng hoặc quán lớn, bạn cần chuẩn bị ngân sách lên đến vài trăm triệu đồng. Số tiền này sẽ bao gồm những thiết bị thiết yếu và hệ thống máy lạnh, ánh sáng, biển hiệu bắt mắt cùng các phụ kiện nội thất cao cấp để tạo điểm nhấn cho không gian.
Chi phí nguyên vật liệu và thực phẩm
Điểm tạo điểm nhấn cho quán bia của bạn thì bia ngon thôi là chưa đủ, bạn cần phục vụ thêm các món đồ nhắm ăn kèm thật hấp dẫn, hương vị đậm đà, vừa miệng thực khách.

Trung bình, trong tháng đầu tiên vận hành, bạn cần chuẩn bị ngân sách từ 20 – 50 triệu đồng để nhập các loại nguyên liệu thiết yếu bao gồm: bia hơi nhập từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo hương vị ổn định, các nguyên liệu chế biến món nhậu như thịt nướng, đồ chiên giòn, rau củ tươi cùng gia vị đi kèm.
Chi phí thuê nhân viên khi mở quán bia hơi
Để vận hành quán bia hơi quy mô nhỏ, bạn cần khoảng 3 – 5 nhân viên cố định, bao gồm nhân viên chạy bàn, đầu bếp và bảo vệ. Trong đó, mức lương trung bình của nhân viên phục vụ thường dao động từ 5 – 6 triệu/tháng, còn nhân viên part-time sẽ có mức lương khoảng 25.000 – 30.000vnd/giờ. Còn mức lương cho đầu bếp kiêm phụ bếp thường ở mức khoảng 8 – 10 triệu/tháng và nhân viên thu ngân kiêm order lương khoảng 6 – 7 triệu/tháng. Như vậy, tổng chi phí nhân sự hàng tháng cho một quán bia quy mô nhỏ đến vừa sẽ dao động từ 25 – 40 triệu đồng.
Chi phí về pháp lý và quảng bá
Đây là chi phí quan trọng bắt buộc các chủ quán phải chi để đảm bảo thủ tục mở quán bia về mặt pháp lý và giúp nhiều khách hàng biết đến quán hơn. Khoản phí này dùng cho các hạng mục như xin giấy phép kinh doanh, trang bị phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, chạy quảng cáo khuyến mãi trên các kênh social media, tổ chức các chương trình giảm giá, mua 1 tặng 1 trong ngày khai trương, in tờ rơi,…
Nhìn chung, khoản phí này thường không nhỏ, riêng phí marketing sẽ dao động khoảng 10 – 30 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô chiến dịch tiếp thị của quán. Dù vậy, đây là chi phí cần thiết để quảng bá quán rộng rãi và thu hút thực khách trong thời gian đầu mới khai trương.
-> Đừng bỏ lỡ:
- Bí quyết tối ưu chi phí vận hành nhà hàng, quán ăn hữu ích nhất
- Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Chi tiết các loại chi phí cần chuẩn bị
Kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách, thu lợi nhuận cao
Để quán bia thu hồi vốn và sinh lời nhanh chóng, bạn cần học những bí quyết nhất định. Cùng chúng tôi xem qua những kinh nghiệm mở quán bia hữu ích dưới đây:
Khảo sát và nghiên cứu thị trường trước khi mở quán bia
Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi mở quán bia là công đoạn quan trọng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn kinh doanh thành công. Thay vì mở quán bia theo cảm tính, hãy dành 2 – 3 tuần để quan sát và phân tích thị trường một cách bài bản và nghiêm túc.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc khảo sát tất cả các quán bia trong bán kính 1 – 2km quanh khu vực bạn dự định mở quán. Hãy ghi chép chi tiết về menu các món bán chạy, mức giá trung bình, phong cách phục vụ, cách họ vận hành và đặc biệt là những điểm mạnh/yếu của từng đối thủ.
Sau khi thu thập đủ dữ liệu, hãy phân tích để tìm ra khoảng trống thị trường. Có thể khu vực của bạn đang thiếu một quán bia với không gian thoáng đãng, hay cần thêm lựa chọn về các món nhậu mới mẻ,… Những thông tin này sẽ giúp bạn định vị quán bia của mình khác biệt so với các cửa hàng bia tươi trong khu vực.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán bia cụ thể
Kinh doanh quán bia không đơn giản chỉ là mở cửa và chờ khách đến, nếu bạn hỏi mở quán bia cần những gì thì đó chính là một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng.
Một kế hoạch kinh doanh quán bia tốt phải bắt đầu bằng việc xác định chính xác đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến. Nếu bạn hướng đến nhóm khách hàng chủ yếu là công nhân, người lao động thì hãy thiết kế quán theo phong cách bình dân, giá cả phải chăng, thực đơn đơn giản nhưng chất lượng. Ngược lại, nếu bạn nhắm đến nhóm khách có thu nhập cao hơn, thì cần đầu tư không gian sang trọng, menu đa dạng và dịch vụ chuyên nghiệp. Và dĩ nhiên chi phí đầu tư cho mô hình quán bia này cũng sẽ cao hơn.
Bước tiếp theo là dự trù chi phí một cách thực tế, bao gồm từng khoản mục cụ thể như mặt bằng, trang thiết bị (bàn ghế, tủ lạnh, hệ thống chiết bia), nhân sự, nguyên liệu đến cả những chi phí phát sinh như phí marketing hay quản lý. Và đừng quên là bạn cần dành ra một khoản tài chính dự phòng ít nhất 20 – 30% tổng chi phí cho giai đoạn đầu khi doanh thu của quán chưa ổn định.
Lựa chọn đơn vị cung cấp bia uy tín

Nếu muốn quán bia của bạn luôn giữ được vị thế cạnh tranh, việc cần làm là tìm được nhà cung cấp bia đáng tin cậy. Sau đây là 4 tiêu chí vàng bạn cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp:
- Chất lượng bia: Nên ưu tiên các thương hiệu bia có uy tín lâu năm và thân quen với người dùng trên thị trường như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Heineken… để đảm bảo hương vị.
- Nguồn cung dồi dào và ổn định: Hãy chọn nhà cung cấp có thể cam kết khả năng cung ứng đầy đủ và đúng hẹn theo nhu cầu hàng ngày của quán, tránh tình trạng gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ tốt: Các nhà cung cấp uy tín thường áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực như cung cấp miễn phí thiết bị bảo quản bia, hệ thống chiết rót và áp dụng mức giá ưu đãi cho các đơn hàng số lượng lớn,… Hãy cân nhắc kỹ để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu mà vẫn đảm bảo về chất lượng.
- Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Hãy chọn nhà cung cấp với dịch vụ hỗ trợ tốt, có chế độ kiểm tra chất lượng bia định kỳ và chính sách đổi trả nhanh chóng khi chất lượng bia không đạt yêu cầu,…
Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng phù hợp cho quán bia
Lựa chọn đúng mặt bằng có thể quyết định đến 70% sự thành công khi mở quán bia. Bạn nên ưu tiên những khu vực có mật độ dân cư cao, gần các khu công nghiệp hoặc văn phòng làm việc. Ngoài ra, vị trí mặt bằng cần đảm bảo sự thuận tiện về giao thông. Tốt nhất là nên chọn mặt bằng ở những con đường lớn có lưu lượng người qua lại đông đúc, có không gian đỗ xe rộng rãi,…
Về mặt pháp lý, bạn cần chú ý đến thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng. Chúng tôi khuyên bạn nên ký hợp đồng dài hạn từ 3 – 5 năm để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh.
Lựa chọn thiết bị bảo quản, chiết rót bia
Trước khi mở quán bia hơi, bạn cần tìm hiểu qua về cách bảo quản bia chuẩn chỉnh, đầu tư các thiết bị bảo quản, chiết rót bia chuyên dụng để lưu giữ chất lượng, hương vị bia trọn vẹn, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng tại quán.
Bạn có thể linh hoạt các cách bảo quản bia như trang bị máy đông lạnh, máy ủ mát, máy ủ bia hay sử dụng đá cây để ủ lạnh bia trong thùng bảo ôn, tùy vào ngân sách đầu tư mà bạn có thể chi trả.
Xây dựng menu quán bia

Menu quán sẽ được xác định phụ thuộc vào mô hình quán bia bình dân hay cao cấp. Nhìn chung, menu quán nhậu sẽ gồm 2 phần chính là thức uống và món ăn kèm. Trong đó, bia chính là thức uống chính bao gồm các loại bia lon, bia thủ công, bia hơi, bia tươi, cùng một số loại nước ngọt phổ biến nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của mọi đối tượng thực khách.
Những món ăn kèm theo menu tốt nhất là những món thích hợp làm “mồi nhắm”, chẳng hạn như các món đậu phụ chiên giòn, đậu phộng (lạc rang), nem chua, món nướng, lẩu, các món chiên, rau xào,… cùng các loại trái cây dễ kết hợp.
Chuẩn bị các giấy tờ kinh doanh cần thiết
Vì đặc thù ngành, bạn không thể mở quán bia khi không có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Bạn hãy chủ động đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để hoàn tất các thủ tục mở quán bia trước khi quán đi vào hoạt động.
Một số giấy tờ quan trọng bạn cần chuẩn bị đầy đủ như:
- Giấy phòng cháy chữa cháy.
- Giấy phép bán bia rượu tại chỗ.
- Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
-> Xem thêm ngay: Thủ tục mở quán ăn, quán bia hơi cần những giấy tờ gì?
Ứng dụng phần mềm quản lý quán bia hơi
Với những chủ quán chưa có kinh nghiệm mở quán bia bình dân đến cao cấp đều gặp chung một khó khăn về cách quản lý quán và kiểm soát dòng tiền. Đặc biệt là ở các thời điểm quán đông khách, yêu cầu phục vụ nhanh chóng cùng quy trình phục vụ chồng chéo khiến chủ quán khó kiểm soát sát sao.
Trong trường hợp này, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ quản lý uy tín để kiểm soát nguyên liệu, số lượng đơn hàng, hóa đơn gọi món, danh sách món ăn order và kiểm soát dòng tiền ra – vào thực tế một cách dễ dàng, chính xác nhất.
NHAHANG.AI – Phần mềm quản lý quán ăn, quán bia hơi hiện đại
Là sản phẩm chiến lược đến từ MONA Software – đơn vị công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm quản lý, phần mềm NHAHANG.AI được thiết kế tối ưu cho mọi mô hình kinh doanh F&B: từ quán ăn, quán nhậu bình dân, quán bia hơi cho đến bar/lounge cao cấp.
Phần mềm không chỉ giúp chủ quán tự động hóa vận hành, mà còn mở ra trải nghiệm quản lý thông minh, linh hoạt và tiết kiệm chi phí rõ rệt với các tính năng nổi bật như:
- Gọi món & thanh toán thông minh bằng QR Code ngay tại bàn: Khách chỉ cần quét mã QR để gọi món, thanh toán chuyển khoản – mọi thao tác được xử lý tự động, giảm thiểu phụ thuộc vào nhân viên, tăng tốc độ phục vụ.
- Quản lý khuyến mãi & khách hàng thân thiết tối ưu: Hệ thống tự động áp dụng chương trình combo, khuyến mãi, tích điểm – nâng hạng thành viên và gửi ưu đãi cá nhân hóa như quà sinh nhật, tặng đồ uống miễn phí cho khách VVIP.
- Tích hợp AI điều hành thông minh: Dựa trên phân tích hành vi và số liệu kinh doanh, hệ thống đưa ra đề xuất tối ưu: giờ vàng nên giảm giá, món bán chạy, combo nên đẩy mạnh,…
- Tạo website riêng – Bán hàng online không qua trung gian: Mỗi quán được tặng một website riêng để đặt bàn, giao hàng, đặt tiệc trực tiếp – không tốn phí hoa hồng cho app bên thứ ba như GrabFood, ShopeeFood.
- Quản lý sơ đồ bàn ăn – Giám sát từ xa dễ dàng: Trực quan trạng thái từng bàn theo thời gian thực. Quản lý có thể kiểm tra hoạt động dù không có mặt tại quán – chỉ với một thiết bị di động.
- Thống kê tài chính minh bạch – Quyết định nhanh chóng: Theo dõi doanh thu theo từng ca làm việc, từng nhân viên, từng món – giúp chủ quán kiểm soát thất thoát và tối ưu chi phí vận hành hiệu quả.
- Tự động gửi tin marketing đa kênh: Tạo chiến dịch khuyến mãi, nhắc khách quay lại hoặc mời tham gia sự kiện thông qua Zalo, Messenger, Email… gửi đúng thời điểm – đúng đối tượng – đúng nội dung.
CHI TIẾT về từng tính năng chuyên nghiệp này, bạn hãy tự mình trải nghiệm miễn phí ngay tại đây:
Hãy liên hệ ngay với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng sở hữu phần mềm quản lý chuyên dụng này nhé!
Câu hỏi thường gặp khi mở quán bia hơi
2- Nên quản lý quán bằng sổ tay hay phần mềm?
Theo kinh nghiệm mở quán bia bình dân, với quy mô quán nhỏ thì bạn có thể quản lý thông qua ghi chép bằng sổ tay. Còn với những quán bia có quy mô vừa và lớn, lưu lượng khách hàng cao thì nên sử dụng phần mềm quản lý để tránh các sai sót và tối ưu quy trình.
2- Mở quán bia hơi có lãi không?
Cũng như bất kỳ mô hình kinh doanh ngành F&B khác, mở quán bia có lãi hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng kinh doanh, cách quản lý vận hành và chất lượng bia – món ăn cũng như cách thức phục vụ của quán. Thông thường, trong 3 tháng đầu tiên, quán bia thường không có lãi mà chỉ đang trong giai đoạn hòa vốn.
3- Bán bia hơi có cần giấy phép kinh doanh riêng không?
CÓ. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh cùng một số loại giấy tờ khác như chứng nhận an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,… để bảo đảm quán bia hoạt động hợp pháp và không bị xử phạt khi có cơ quan chức năng kiểm tra.
Như vậy, mở quán bia là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng sẽ rất khó thành công nếu thiếu kế hoạch rõ ràng và sự chuẩn bị bài bản. Việc nắm vững cách mở quán bia từ dự trù chi phí đến quản lý vận hành sẽ là nền tảng vững chắc để bạn bứt phá doanh thu. Với những chia sẻ từ bài viết, MONA hy vọng rằng bạn đã có thêm định hướng rõ ràng trước khi bắt tay vào mở quán bia.
–> Đọc thêm các bài viết hữu ích:
- Top phần mềm quản lý quán bar, pub phổ biến nhất
- Top 10 phần mềm quản lý quán nhậu chuyên nghiệp
- Top phần mềm order gọi món dễ sử dụng nhất
Bài viết liên quan



Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!