06 Tháng Mười, 2021
Cross-selling Là Gì? Vận Dụng Cross-selling Trong Kinh Doanh Nhà Hàng Hiệu Quả
Cross-selling là chiến lược quan trọng hiện nay của nhiều nhà hàng. Đây cũng là chiến thuật để cạnh tranh với đối thủ đang kinh doanh cùng lĩnh vực với bạn. Cùng Chúng tôi tìm hiểu về Cross-selling gì? Và ứng dụng của nó cho nhà hàng chi tiết hơn ở bài viết này nhé.
Cross-selling là gì?
Cross-selling được dịch ra tiếng việt là “bán chéo”. Thuật ngữ này dùng để chỉ các hình thức bán hàng có kèm theo các sản phẩm khác, thường xuất trong ngành kinh doanh FnB. Chẳng hạn như bạn bán các món ăn chính, giảm giá thêm các món ăn phụ nào đó. Đây là một chiến thuật kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình nhiều hơn.
Hiện nay tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh đều ứng dụng chiến lược Cross-selling. Từ điện máy, du lịch cho đến lĩnh vực thời trang, kinh doanh nhà hàng… Cross-selling không chỉ mang đến việc kích cầu mua sắm, tăng doanh số cho người bán mà cũng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người mua.
Lợi ích của Cross-selling
Cross-selling có giá trị đối với cả người bán và người mua. Dưới đây là những lợi ích dễ nhận thấy nhất của chiến lược này:
Đối với người bán. Nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh sẽ tinh tế hơn trong việc “rút hầu bao” của khách hàng. Khách hàng sẽ vui vẻ để mua thêm các sản phẩm đi kèm mà không cần người bán phải dùng đến chiến lược marketing nhà hàng quá nhiều. Chẳng hạn như trong lĩnh vực nhà hàng, khách hàng sẽ gọi thêm nhiều món hơn trong bữa ăn, thưởng thức vui vẻ mà không hề thấy mình bị “lừa, mắc bẫy” người bán. Doanh số của người bán sẽ tăng lên đáng kể từ những chiến lược Cross-selling đặc biệt này.
Đối với người sử dụng dịch vụ, họ sẽ nâng cao được những trải nghiệm thú vị. Khi người mua tự động mua với tâm lý thoải mái sẽ phát huy được trọn vẹn cảm xúc của họ. Chẳng hạn như tại các nhà hàng, khách hàng sẽ cảm thấy sự thoải mái, hạnh phúc khi các món gọi kèm được giảm với giá rẻ. Bữa ăn của họ sẽ tuyệt hảo, hài lòng và họ thường có xu hướng ăn ngon miệng hơn. Những chiến lược Cross-selling này giúp khách hàng có thể gọi những món trước đó mà họ không thể gọi vì tiết kiệm tài chính. Đối với một số thực khách thì đây là cơ hội thưởng thức các món ăn ngon của họ.
Vận dụng Cross-selling trong kinh doanh nhà hàng
Chiến lược Cross-selling ứng dụng rất nhiều trong ngành kinh doanh nhà hàng. Nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng hãy chú trọng hơn đến chiến thuật này thông qua những chia sẻ bên dưới:
Chuẩn bị danh sách sản phẩm Cross-selling
Khi bắt đầu chiến lược Cross-selling bạn phải lên hết tất cả những sản phẩm mà mình có thể bán chéo. Đừng để đến ngày cận kề với chiến dịch mới nghĩ thêm các sản phẩm mà mình có thể sử dụng. Đặc biệt là nên nghiên cứu thị trường để có độ ưu tiên sản phẩm bán chéo. Bạn phải biết khách hàng của mình cần điều gì, món ăn nào đi kèm với món ăn chính sẽ được nhiều thực khách gọi hơn.
Sản phẩm Cross-selling phải có giá rẻ hơn trong thực đơn của bạn, rẻ hơn món chính. Chỉ 59% sẽ không suy nghĩ để chi tiền cho các món ăn Cross-selling. Số còn lại sẽ suy nghĩ hoặc khó tính trong việc chọn mua. Do vậy hãy chú trọng đến giá, các món ăn phù hợp với món ăn chính, thời điểm mùa để nhận được sự ủng hộ cao từ khách hàng của mình.
Bạn cũng nên liên hệ với các lĩnh vực khác để bổ sung thêm. Chẳng hạn như đến nhà hàng của bạn sẽ được giảm giá phiếu cà phê, spa… Các dịch vụ Cross-selling nhà hàng kinh doanh nhiều chuỗi cửa hàng sẽ rất thích hợp. Chuỗi Ẩm thực, spa, cà phê… của bạn sẽ kích cầu phát triển hoàn hảo.
Nghiên cứu thời điểm bán hàng lý tưởng
Cross-selling không phải thời điểm nào cũng có thể thực hiện được. Một số nhà hàng kích cầu chương trình này vào cuối tuần để thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ. Một số nhà hàng đã chiếm được lượng khách đông vào dịp lễ, cuối tuần sẽ chọn chiến lược Cross-selling dựa vào thông kê những ngày mà nhà hàng có lượng khách ít.
Gần như không có một thời điểm cụ thể để áp dụng cho tất cả các nhà hàng. Ngoài việc dựa vào thời gian lý tưởng để Cross-selling theo ngày thì bạn có thể thực hiện theo từng theo giờ có nhiều lượng khách đặc biệt. Chẳng hạn như vào giờ tan sở có thể bán thêm các món ăn với việc giảm giá nước uống. Hoặc vào những dịp tình nhân có thể bán chéo món ăn cùng với rượu vang… Về vấn đề Cross-selling vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược của từng nhà hàng.
Chiến lược giá ưu đãi đặc biệt
Cross-selling trong lĩnh vực nhà hàng ngoài độ ngon, sự đa dạng của món ăn thì chính là giá thành. Hãy tính toán thật kỹ lưỡng để giảm giá những món Cross-selling với giá cực kỳ ấn tượng. Bạn sẽ đi kèm với những món thật đắt, lãi nhiều với những món bổ sung bán không lợi nhuận. Điều này sẽ kích cầu mua sắm và thưởng thức ẩm thực nhiều hơn.
Đào tạo nhân viên các kỹ năng cần thiết
Nhân viên bán hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc mua hàng. Một số nhân viên có diện mạo thân thiện, tươi cười, giao tiếp tốt tự dưng được lòng khách hàng. Với những nhân viên có thần thái chuyên nghiệp này khi giới thiệu món ăn thì cũng gây thiện cảm hơn với thực khách.
Có rất nhiều khách hàng đến nhà hàng vào những lần tiếp theo chỉ vì thái độ phục vụ của nhân viên làm họ hài lòng. Vì thế, hãy đào tạo nhân viên của mình thật chuyên nghiệp để tăng sự thành công trong các chiến lược Cross-selling và đừng quên cải thiện quy trình phục vụ nếu còn chưa tốt.
Nhân viên nên tươi cười, ăn mặc gọn gàng, tạo sự thân thiện, chuyên nghiệp nga cái nhìn đầu tiên. Việc đợi khách hàng lâu trong lựa chọn cũng không nên thể hiện thái độ khó chịu ra ngoài. Các nhân viên nên biết cách ứng xử với từng khách hàng. Biết cách ứng biến để phù hợp với tính cách khách hàng của mình. Giọng điệu luôn lịch sự và tinh tế trong việc tư vấn khách hàng gọi món.
Những nhân viên chuyên nghiệp, quan sát tốt, nắm bắt được thời điểm để Cross-selling các món hàng là điều quan trọng nhất. Khi khách hàng đang phân vân hoặc cần sự tư vấn sẽ là thời điểm để giúp họ tăng trải nghiệm, đưa ra những quyết định gọi món nhanh chóng.
Phân tích hành vi của khách hàng
Bộ phận kinh doanh của nhà hàng nên tìm hiểu hành vi, phân tích dữ liệu khách hàng trong phần mềm quản lý nhà hàng. Qua đó để biết rõ thói quen của khách hàng. Thực khách đến nhà hàng của bạn thường có thói quen gọi món như thế nào. Hãy xem lại lịch sử bán hàng, các món ăn thường được gọi chung với nhau để có thể “phán xét” hành vi của thực khách tốt nhất.
Chỉ khi bạn hiểu được tâm lý và phân loại được khách hàng thì mới có thể Cross-selling tinh tế mà không bị đánh giá là trắng trợn, chèn ép khách hàng. Bạn sẽ được đánh giá là người biết quan tâm và trân trọng khách hàng. Đây cũng là cách để bạn khiến khách hàng gắn bó lâu hơn với nhà hàng của mình.
Đầu tư mạnh vào website
Hiện nay mọi dịch vụ đều phát triển bán hàng online, nhà hàng cũng không ngoại lệ. Việc đầu tư vào phát triển website sẽ giúp các chiến lược Cross-selling của bạn thành công hơn. Hãy nâng cấp website của bạn và thường xuyên cập nhật giá cả và hình ảnh một cách thật bắt mắt. Đặc biệt là cần phải tối ưu hiển thị tốt trên các thiết bị di động. Hầu hết khách hàng tìm kiếm món ăn, đặt hàng đều tìm kiếm thông qua điện thoại.
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, SEO web, nâng cấp web sẽ giúp các chiến lược Cross-selling của bạn thành công hơn. Google sẽ tối ưu hóa tìm kiếm giúp khách hàng dễ nhận thấy nhà hàng của bạn hơn khi tìm kiếm online.
Ngoài ra, thông qua website bạn sẽ có những mẫu câu hỏi, trả lời, điền biểu mẫu, mã giảm giá… Những hình thức này rất được lòng thực khách khi mua hàng. Nhà hàng cũng nên đăng ảnh chất lượng cho các món ăn. Cập nhật liên tục các chương trình Cross-selling của mình để khách hàng theo dõi.
Kết luận
Mona Software vừa giúp bạn tìm hiểu Cross-selling là gì và cách vận dụng Cross-selling trong kinh doanh nhà hàng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn khi kinh doanh, phục vụ khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tăng nhanh doanh thu, nâng cao uy tín và thương hiệu.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!