Quản lý doanh nghiệp

19 Tháng Năm, 2022

EVP là gì? 6 Bước Xây Dựng EVP Cho Doanh Nghiệp

Ai đó hỏi bạn – người đứng đầu một doanh nghiệp rằng: “EVP của bạn là gì?”. Bạn có thể trả lời câu hỏi này ngay lập tức không? Hay bạn sẽ phải dừng lại và suy nghĩ về nó? Hoặc thậm chí bạn không biết họ đang nói về chỉ số gì? Điều này khá nguy cấp trong việc giữ chân nhân viên và duy trì động lực làm việc của họ. Bài viết dưới đây chúng tôi đi sâu vào giải thích EVP là gì? Quy trình xây dựng EVP cho doanh nghiệp qua 6 bước thực hiện như thế nào. 

EVP là gì?

EVP là gì?

EVP là từ viết tắt của employee value proposition. Ý nghĩa của từ này là “đề xuất giá trị của nhân viên”. Ở quan niệm cũ, đề xuất giá trị của nhân viên thường được định nghĩa là một tập hợp các lợi ích bằng tiền và phi tiền tệ do doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên để đổi lại là những kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm mà họ mang lại cũng như những đóng góp mà họ tạo ra cho doanh nghiệp đó.

Trong định nghĩa hiện đại, đề xuất giá trị của nhân viên là một hệ thống các yếu tố hỗ trợ, công nhận và các giá trị mà người sử dụng lao động cung cấp cho nhân viên để họ đạt được khả năng làm việc cao nhất. 

Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này đó là EVP không nên được coi là một giao dịch hai chiều. Nó nên được coi là các dịch vụ toàn diện cung cấp cho nhà tuyển dụng và nhân viên nhằm thúc đẩy sự tham gia của nhân viên, mang lại những điều tốt nhất cho họ.

Tại sao EVP lại quan trọng? 

Thu hút nhân tài hàng đầu

Thu hút những người tài là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Bên cạnh đó, thu hút những tài năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. 

Doanh nghiệp xác định và truyền đạt EVP của mình càng rõ ràng thì càng có nhiều ứng viên tiềm năng. Chính bản thân người ứng tuyển sẽ xác định được liệu họ có phù hợp với văn hóa công ty hay không.  

Giữ chân những người giỏi nhất

Trong một doanh nghiệp, thu hút người tài giỏi mới là điều quan trọng. Nhưng việc giữ chân những nhân viên có hiệu suất lao động cao cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là nhiều hơn. 

Mất đi những nhân viên tài năng đồng nghĩa với việc mất đi những con người năng suất khó thay thế. Việc dạy, đào tạo và phát triển người mới tốn cả về thời gian và chi phí.

Tối ưu hóa chi phí tuyển dụng

Nếu doanh nghiệp có EVP hấp dẫn thì quá trình tuyển dụng diễn ra dễ dàng hơn. Người tìm việc đánh giá được sự phù hợp của bản thân dựa vào yếu tố đó và tự gửi đơn ứng tuyển. 

Do vậy, những chiếc CV được gửi đến sẽ không cần phải chọn lọc quá nhiều. Ngoài ra, nó còn giúp phòng nhân sự bỏ ra chi phí ít hơn để sử dụng dịch vụ tuyển dụng. Dịch vụ này là đăng bài trên các đại lý tuyển dụng, quảng cáo việc làm, xây dựng chiến lược tuyển dụng và các chi phí thu hút nhân tài khác. 

EVP rõ ràng và hợp lý cũng giúp giữ chân những tài năng hàng đầu. Người có nhiều kinh nghiệm sẽ truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho người mới. Chi phí cho hoạt động giáo dục đào tạo người mới do vậy cũng được tiết kiệm. 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khi giá trị của nhân viên phù hợp với giá trị của công ty thì họ thường có xu hướng gắn bó với công việc, duy trì được động lực là việc lâu dài. 

Do vậy, khi doanh nghiệp quan tâm đến EVP thì sẽ có nhiều khả năng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Văn hóa doanh nghiệp này sẽ được nhân viên của họ sẽ đánh giá cao và cùng xây dựng.

Xem thêm: KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng KPI cho nhân viên

Năm thành phần chính của EVP là gì? 

Năm thành phần chính của EVP là gì? 

EVP của một doanh nghiệp đề cập đến nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, từng yếu tố riêng lẻ sẽ nằm ở một trong số 5 thành phần là: tài chính, phúc lợi, phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc và văn hóa công ty. 

Tài chính giải quyết kỳ vọng của nhân viên về tổng số tiền mà họ nhận được. Nó có thể là tiền lương, tiền thưởng, tiền hỗ trợ… Xét một cách tổng quát thì đó là sự hài lòng của nhân viên về hệ thống đánh giá lương thưởng.

Phúc lợi có liên quan đến các lợi ích bổ sung liên quan đến công việc như: 

  • Bảo hiểm y tế
  • Trợ cấp hưu trí
  • Ngày nghỉ có trả lương
  • Thành viên phòng tập thể dục
  • Các kỳ nghỉ do công ty tài trợ

Gói phúc lợi tốt nhất khi nó được tùy chỉnh cho phù hợp với ngành, văn hóa, tổ chức và nhân viên. Vì vậy, doanh nghiệp khác nhau thì có thể đưa ra phúc lợi khác nhau.

Phát triển nghề nghiệp thể hiện ở tiềm năng phát triển bản thân khi tiếp tục công việc và cách mà doanh nghiệp có thể đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp này của họ. Những yếu tố có thể xuất hiện trong EVP bao gồm:

  • Đào tạo công nghệ
  • Đào tạo nghiệp vụ
  • Các khóa học được tài trợ như chứng chỉ quản lý dự án, bằng MBA…
  • Cố vấn và hướng nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến
  • Cơ hội làm việc tại các thành phố hoặc quốc gia khác
  • Cơ hội làm việc trong các dự án cụ thể được yêu thích

Quy trình xây dựng EVP cho doanh nghiệp qua 6 bước

Quy trình xây dựng EVP cho doanh nghiệp qua 6 bước

Đánh giá dữ liệu hiện có

Quy trình xây dựng EVP nên bắt đầu với những điều cơ bản. Doanh nghiệp phải đánh giá được hiện tại đang có gì và chưa có gì. Phải hiểu chính mình thì mới nhận biết và đưa ra được hướng giải quyết những điều thiếu sót. 

Lập danh sách liệt kê tất cả các thành phần của EVP đã xây dựng ở trên. Xem qua từng mục và xác định mức độ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp cho nhân viên. 

Điều quan trọng là hoạt động phải được thực hiện khách quan. Do đó, lấy ý kiến từ nhân viên hiện tại và nhân viên cũ sẽ vô cùng hữu ích. 

Phỏng vấn nhân viên hiện tại và trước đây

Như ở trên chúng tôi đã nói, phỏng vấn người được trải nghiệm thực tế sẽ cho ra kết quả khách quan nhất. Trong các cuộc khảo sát, những câu hỏi nên được xuất hiện như sau:

  • Tại sao bạn thích làm việc ở đây?
  • Động lực nào khiến bạn gắn bó hơn trong công việc?
  • Bạn muốn thấy những thay đổi nào ở doanh nghiệp? 
  • Nhu cầu quan trọng nhất mà bạn muốn ở doanh nghiệp là gì?
  • Bạn mong đợi sự hỗ trợ nào từ công ty để giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển nghề nghiệp? 

Qua các câu trả lời của nhân viên, doanh nghiệp sẽ giải đáp được đâu sẽ là động lực thúc đẩy những nhân tài hàng đầu gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời phát hiện những yếu tố mới để xây dựng EVP tốt hơn.

Xác định các thành phần chính của EVP

Xác định các thành phần chính của EVP

Đây là bước bạn xây dựng các thành phần và yếu tố EVP dựa trên những phát hiện rút ra được từ bước đánh giá dữ liệu thứ cấp của doanh nghiệp và khảo sát nhân viên.

Sử dụng các nghiên cứu đó để trả lời các câu hỏi như:

  • Mức lương và lợi ích nào sẽ thu hút ứng viên phù hợp với công việc đó? 
  • Ứng viên, nhân viên đang tìm kiếm những cơ hội phát triển nghề nghiệp nào?
  • Văn hóa công ty nào sẽ phù hợp với ứng viên, nhân viên?
  • Điều gì tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng cho ứng viên, nhân viên?

EVP của doanh nghiệp cũng cần phân đoạn dựa theo vai trò và cấp độ nhân viên khác nhau. Ví dụ như: 

  • EVP dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp sẽ hướng tới sự phát triển nghề nghiệp, môi trường văn phòng vui vẻ, trải nghiệm tích cực khi làm việc và các đặc quyền của nhân viên.
  • EVP dành cho người làm lâu năm, kinh nghiệm tốt hướng tới sự ổn định nghề nghiệp, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và cân bằng giữa công việc với cuộc sống.

Viết EVP

Khi doanh nghiệp đã xác định được các yếu tố trong EVP, bước tiếp theo là viết chúng thành một văn bản chính thức. Hãy đảm bảo rằng tuyên bố ấy của doanh nghiệp rõ ràng, độc đáo và truyền cảm hứng. 

Thực thi quảng cáo EVP thông qua các kênh phù hợp

Tận dụng các kênh giao tiếp mà nội bộ sử dụng và kênh giao tiếp bên ngoài để quảng cáo EVP doanh nghiệp. 

Trong nội bộ, bạn có thể quảng bá EVP của mình thông qua blog công ty, bản tin, email, tòa thị chính, phần mềm giao tiếp được sử dụng như skype, zalo…

Kênh giao tiếp bên ngoài có thể là người ảnh hưởng trên trang LinkedIn, trang web nghề nghiệp, tin tuyển dụng, video tuyển dụng và chương trình giới thiệu nhân viên.

Kiểm tra và sửa đổi 

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của EVP mới dựa theo phản ứng của nhân viên và ứng viên. 

  • Nhân viên có hài lòng về EVP mới hay không?
  • Lượng hồ sơ ứng tuyển mới nhận được là bao nhiêu? 
  • Lượng tương tác trên kênh truyền thông về bài tuyển dụng như thế nào?

Kỳ vọng của nhân viên ở năm trước và năm sau sẽ có ít nhiều thay đổi. Do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi EVP để phù hợp với chúng. 

Trong cuộc đua thu hút những người tài năng đầu quân cho doanh nghiệp, một EVP đáp ứng tốt kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp khác với những người còn lại. Với những chia sẻ của Mona Software, hy vọng bạn đã hiểu rõ EVP là gì và quy trình xây dựng EVP hiệu quả cho doanh nghiệp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona