Blog

14 Tháng Hai, 2022

Mẫu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Chuẩn Nhất 2024

Tại các doanh nghiệp hiện nay, KPI được coi là yếu tố không thể thiếu để đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân hoặc đội nhóm. Nhờ có KPI cho nhân viên kinh doanh, những người quản lý có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, KPI cũng giúp mỗi cá nhân chủ động và có trách nhiệm hơn đối với công việc của mình. Do đó, mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn mực là điều mọi người nên tìm hiểu.

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là gì?

KPI cho nhân viên kinh doanh là gì?

Muốn hiểu về mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh, chúng ta cần tìm hiểu từ những khái niệm căn bản nhất. KPI là viết tắt từ Key Performance Indicator, chỉ số này được sử dụng để đánh giá, đo lượng hiệu quả công việc mà một cá nhân hay tập thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, KPI được áp dụng rất phổ biến ở lĩnh vực kinh doanh. Những bảng KPI cho nhân viên kinh doanh là công cụ hỗ trợ cực kỳ quan trọng để người quản lý, điều hành doanh nghiệp có thể biết rõ hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự và từ đó có thể đưa ra những dự thay đổi, điều chỉnh phù hợp.

Thông thường, các thành phần chính mà một mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh cần có đó là:

  • Tổng hợp các báo cáo về số liệu về lượng hàng hóa sử dụng, bán ra, tồn kho.
  • Chiến lược tìm kiếm đối tác, khách hàng mục tiêu.
  • Kết quả làm việc: số lần hoàn thành kịp thời hoặc chậm.
  • Số liệu về nợ đã thu hồi.
  • Đặt ra kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Chỉ tiêu KPI cơ bản cho nhân viên kinh doanh

Chỉ tiêu KPI cơ bản cho nhân viên kinh doanh

Số contacts mới

Một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với mọi nhân viên kinh doanh đó là chỉ số contacts mới. Phân tích số liệu này sẽ cho chúng ta biết được rằng trong khoảng thời gian vừa qua, nhân viên kinh doanh, bán hàng đã thực sự liên hệ với nhiều khách hàng hay chưa, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng là bao nhiêu?

Việc so sánh số contacts mới giữa tuần này và tuần trước, tháng này và tháng trước cũng giúp ta nhận ra rất nhiều điều. Là một người quản lý, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao chỉ số này lại tăng hoặc giảm để điều chỉnh nhân sự hoặc đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Tỷ lệ chi phí cần bỏ ra để có khách hàng mới

Tìm kiếm khách hàng là hoạt động cần thiết mà mọi công ty, doanh nghiệp đều đang thực hiện. Vì thế, tỷ lệ chi phí cần đầu tư cho mỗi khách hàng mới là một chỉ tiêu KPI cơ bản cho các nhân viên kinh doanh. Chi phí cần chi trả thấp cho thấy đội ngũ nhân viên bán hàng đang làm việc rất tốt và ngược lại.

Nếu muốn nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí này, các bạn cần có một kế hoạch bán hàng cụ thể, chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng. Việc đầu tư vào đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp chúng ta nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, tránh các chi phí không cần thiết.

Doanh số bán hàng dựa vào vị trí, khu vực

Ở từng địa điểm khác nhau, doanh số bán hàng sẽ luôn có sự khác biệt. Tất nhiên, đối với nhà quản trị doanh nghiệp, đây là một điều rất đáng quan tâm. Đối với từng trường hợp nhất định, chỉ số này sẽ được đặt ra trong các mẫu KPI dành cho nhân viên kinh doanh.

Thông số này sẽ ta thấy được đâu là những khu vực tiềm năng, có số lượng khách hàng đông đảo nhất. Tất nhiên, các công ty, doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư vào những khu vực đó hơn.

Giá của đối thủ

Giá của đối thủ

Khi tham gia thị trường kinh doanh, mọi người cần phải dành một sự quan tâm nhất định cho các đối thủ của mình, đặc biệt là vấn đề giá cả. Trên thực tế, giá thành luôn là một yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu bên cạnh vấn đề chất lượng.

Việc so sánh mức giá sẽ giúp các bạn nhận ra được những thời điểm thích hợp để triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hợp lý để thu hút thêm khách hàng. Vì thế, đây là chỉ tiêu KPI rất cần thiết đối với nhân viên kinh doanh ở thời điểm hiện tại.

Mức độ tương tác với khách hàng

Xây dựng chiến lược quản lý quan hệ khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thân thiết luôn là nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ nhân sự, bán hàng cần quan tâm. Tất nhiên, cách tốt nhất để làm điều này đó là giữ liên lạc thường xuyên đối với khách hàng của mình, hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề vướng mắc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta cung cấp.

Thông qua điều đó, họ sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, chu đáo và có ấn tượng tốt về công ty, doanh nghiệp của bạn. Đương nhiên, khi có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó là công ty của bạn sẽ nhận được sự ưu tiên hàng đầu. Vì điều này, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chỉ số KPI tương tác khách hàng dành cho phòng kinh doanh và nhân viên bán hàng.

Sự hài lòng của khách hàng

Bạn có thể thấy rằng, nhiều công ty, doanh nghiệp thường xuyên nhờ khách hàng điền vào các mẫu khảo sát sau mỗi đơn hàng hay sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân là bởi tiêu chí KPI về sự hài lòng của khách hàng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm.

Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là chỉ số căn bản để chúng ta nhận biết được tính hiệu quả, hợp lý của hệ thống kinh doanh. Từ chỉ số KPI này, mọi người có thể phân tích được bao nhiêu phần trăm khách hàng cảm thấy hài lòng, chưa hài lòng hay thậm chí là khó chịu về cách tư vấn, sản phẩm của công ty.

Sự hài lòng của nhân viên

Nhân viên bán hàng là những người tiếp xúc, làm việc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hiệu suất bán hàng của công ty. Một doanh nghiệp thành công luôn cần có đội ngũ nhân viên kinh doanh hiệu quả, năng động, làm việc nhiệt tình.

Tuy nhiên, bán hàng là một công việc tương đối áp lực, vì thế không thể tránh khỏi những lúc nhân viên gặp phải cảm giác chán nản. Vào những thời điểm như vậy, người quản trị cần mang lại cho họ những động lực, niềm tin cần thiết để tiếp tục làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài việc theo dõi hiệu suất làm việc, các công ty nên thường xuyên thu thập các phản hồi, đánh giá của nhân viên về công ty như phong cách làm việc, giờ giấc, áp lực công việc… Mặc dù chỉ số KPI này có mức độ cảm tính rất cao và gần như không thể phân tích một cách rõ ràng, cụ thể nhưng thông qua các phản hồi này, bạn hoàn toàn có thể biết được những nhu cầu, mong muốn của nhân viên công ty mình.

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn nhất 2022

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn nhất

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty lớn nhỏ đều cố gắng xây dựng mẫu KPI cho nhân viên, đặc biệt là ở bộ phận kinh doanh. Để hoàn thành một mẫu KPI chuẩn mực dành cho nhân viên kinh doanh, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Những chỉ số KPI đặt ra cần được tính toán một cách thực sự khách quan dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, thị trường chung.
  • Các mục tiêu đưa ra cần phải thật rõ ràng, đặc biệt là về số lượng, thời gian.
  • Mẫu KPI phải có tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
  • Mẫu KPI cần có sự nhất quán giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Trong quá trình triển khai, thông tin phản hồi cần được cung cấp chính xác, kịp thời.

Trên đây là những nội dung rất chi tiết về mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn nhất ở thời điểm hiện tại. Với thông tin đã chia sẻ qua bài viết trên của Mona Software, hy vọng các bạn có thể nhận được nhiều kiến thức hữu ích, có giá trị trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Xem thêm: Cách tính lương cho nhân viên bán hàng chính xác

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona