Blog

29 Tháng Bảy, 2021

Omnichannel là gì? Khác biệt giữa Multi channel và Omnichannel

Chắc hẳn khi nói tên, nhiều người không hẳn sẽ biết Omnichannel là gì. Nhưng trên thực tế, bạn có thể đã tiếp cận hoặc đang dùng hình thức bán hàng này rồi. Liệu bạn có tò mò đó là mô hình kinh doanh gì không? Hãy cùng tìm hiểu ngay về Omnichannel là gì? Và khác biệt giữa Multi channel và Omnichannel trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm Omnichannel là gì?

Khái niệm Omnichannel là gì?

Omnichannel (hay Omni – channel) có nghĩa là bán hàng đa kênh. Hiểu đơn giản đó chính là mô hình tiếp cận khách hàng cùng một lúc ở nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính liên tục, thống nhất và đồng bộ của hệ thống bán hàng.

Mô hình này được ứng dụng rộng rãi và thể hiện những hiệu quả tích cực về việc tăng trưởng doanh số, tối ưu trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, khi áp dụng Omnichannel, doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng cung ứng cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, nhất quán dù ở bất cứ kênh ngoại tuyến hay trực tuyến (trên website, Facebook, B2B, Lazada,…).

Khái niệm Multi channel là gì?

Khái niệm Multi channel là gì?

Nếu như Omnichannel trong thương mại điện tử là sử dụng tất cả các kênh, thống nhất bán hàng và tiếp thị nhằm tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng thì Multi channel lại được biết đến là sử dụng đa kênh ít sự tích hợp, cho phép khách hàng mua ở bất kỳ kênh nào họ tìm kiếm và tương tác.

Omnichannel và Multichannel đều được đánh giá là những lựa chọn hiệu quả, đem tới tương tác tốt cho khách hàng trong lĩnh vực bán hàng online. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về 2 hình thức này cũng như biết cách áp dụng cho phù hợp. Bạn có thể theo dõi phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về 2 mô hình này.

Khác nhau giữa Multichannel và Omnichannel là gì?

Khác nhau giữa Multichannel và Omnichannel là gì?

Mặc dù đều có ý nghĩa là mô hình bán hàng đa kênh, nhưng thực tế về bản chất, 2 mô hình này lại có sự khác biệt nhất định.

Multi channel

  • Mô hình nhiều kênh (mạng xã hội, website, email,…) nhằm thu hút khách hàng.
  • Mục đích sử dụng mô hình nhằm áp dụng 2 hay nhiều kênh để đưa sản phẩm tới khách hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những thông tin khi sử dụng mô hình này sẽ không được liền mạch và nhất quán khi sử dụng nhiều kênh khác nhau.
  • Nếu đơn vị kinh doanh sở hữu nhiều cửa hàng thì việc sử dụng mô hình Multi channel sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Nhất là khi những mặt hàng còn hay đã bán, những thay đổi về giá khi làm chương trình khuyến mãi thì nhân viên sẽ không biết được hoặc những kênh có thể không cập nhật kịp thời.
  • Để điều hành trơn tru hệ thống với nhiều cửa hàng đòi hỏi bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Đơn vị kinh doanh cũng có khả năng cao mất khách hàng khi những thông tin này không được chính xác và không nhất quán.

Omnichannel

  • Khác với Multi channel, Omnichannel sẽ là một giải pháp trọn bộ cho việc kinh doanh và quản lý bán hàng ở tất cả các kênh như website, mạng xã hội, chuỗi cửa hàng. Điều này giúp công ty có thể tối ưu hóa việc bán hàng ở các kênh và tăng trải nghiệm cho khách hàng tốt hơn.
  • Omnichannel tạo sự khác biệt bởi tính nhất quán, tập trung vào tương tác và trải nghiệm khách hàng. Từ đó, việc quản lý cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
  • Với hệ thống bán hàng đa kênh Omnichannel, khách hàng cũng sẽ nhận được trải nghiệm mua hàng thông qua các kênh một cách dễ dàng, tối ưu chi phí và nhân sự cho doanh nghiệp.

Với những so sánh trên có thể thấy Omnichannel sẽ là một lựa chọn sáng suốt nếu bạn muốn đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp và đi dài hạn ngay từ đầu. Nhưng nếu bạn muốn “ăn xổi” và nhận kết quả khả quan ngay khi bắt đầu thì Multi channel lại phù hợp hơn. Tuy nhiên phần lớn các đơn vị đều hướng tới Omni channel thay vì Multi channel. Tại sao ư?

Lợi ích khi áp dụng trong kinh doanh của Omnichannel là gì?

Lợi ích khi áp dụng trong kinh doanh của Omnichannel là gì?

Omni Channel biểu hiện rõ ưu điểm của mình trong thời đại mua sắm truyền thống và trực tuyến vẫn còn sự giao thoa chưa rõ ràng. Cụ thể:

Giúp quản lý dữ liệu tập trung

Một doanh nghiệp hay hệ thống cửa hàng sẽ phải quản lý và xử lý rất nhiều thông tin cùng một lúc. Đó là những mã sản phẩm, đơn hàng hay các nhu cầu khách hàng. Tổng hợp lại sẽ là lượng thông tin lớn cần xử lý.

Đó chưa kể tới việc, khách hàng hiện đang có xu hướng mua sắm trực tuyến ở nhiều kênh khác nhau.Công tác quản lý dữ liệu sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi đó, các mô hình quản lý cũ hay Multi channel lại không phù hợp và bộc lộ các khuyết điểm, dẫn tới những vấn đề giao nhầm hàng, sót đơn hàng, thông tin thiếu sự đồng bộ và kết quả doanh thu cũng dễ bị nhầm lẫn.

Trên thực tế rất nhiều các doanh nghiệp ứng dụng mô hình Omni Channel và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để giải quyết mọi vấn đề khó khăn, nhờ có nhiều tính năng tiện ích và từng module quản lý cho từng kênh bán hàng khác nhau, cùng với việc đồng bộ dữ liệu một cách thống nhất giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất hóa số liệu dễ dàng hơn.

Khả năng tiếp thị đa điểm

Trung bình để chuyển hóa một khách hàng lần đầu nhìn thấy thương hiệu của bạn phải mất ít nhất 21 lần. Nếu bạn càng “mai phục” ở nhiều nơi khách hàng thường xuyên lui tới, bạn càng dễ dàng tiếp cận họ hơn.

Vì Omni Channel là mô hình bán hàng đa kênh nên doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để quảng bá và tiếp thị cho thương hiệu hay sản phẩm của mình. Nhờ có sự thống nhất về bán hàng đa kênh, Omni Channel hỗ trợ các chương trình đồng bộ, cập nhật ưu đãi dễ dàng ở tất cả các kênh bạn áp dụng và quản lý thống nhất ở một nguồn duy nhất.

Dễ dàng nắm bắt xu thế trên thị trường

Omni Channel không chỉ hỗ trợ bán hàng mà còn tạo nên cầu nối để bạn hiểu hơn về thị trường, khách hàng của bạn. Doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được xu hướng thị trường thông qua thói quen mua hàng của khách hàng, sự thay đổi về chiến lược kinh doanh của đối thủ ở từng kênh và những sự thay đổi của sản phẩm/dịch vụ theo từng giai đoạn.

Việc nắm bắt xu hướng thị trường, thấu hiểu khách hàng sẽ giúp bạn đáp ứng tốt nhu cầu của họ, lấy được lòng tin và sự trung thành của khách hàng dễ dàng hơn.

Ứng dụng trong kinh doanh của Ominichannel là gì?

Cách áp dụng Omnichannel trong kinh doanh hiệu quả

Dù Omni Channel thực sự hiệu quả đấy, nhưng nếu bạn không biết cách áp dụng thì thành công vẫn chưa chắc đạt được. Và dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn quan trọng bạn nên note lại.

Đứng ở vị trí khách hàng để hiểu họ

Chỉ khi bạn thực sự hiểu khách hàng cần gì, bạn mới đưa cho họ cũng cái họ cần. Và muốn vậy, cách tốt nhất chính là đặt mình vào vị trí khách hàng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để trải nghiệm cảm giác của họ từ việc nghiên cứu, mua hàng, kết nối với sản phẩm. Bạn hãy tương tác với tất cả các kênh, cũng đừng quên gửi các yêu cầu hỗ trợ để tận hưởng dịch vụ chăm sóc của bên bạn. Điều này sẽ giúp bạn có cái đánh giá toàn diện về chất lượng sản phẩm cho tới dịch vụ của bạn.

Tiếp thị dựa trên dữ liệu

Đây là xu hướng digital marketing phổ biến hiện nay. Nhờ có dữ liệu ở khắp nơi, bạn có thể tận dụng tài nguyên có sẵn có để xem cách họ tương tác trên mạng và trong cửa hàng như thế nào. Bạn có thể sử dụng dữ liệu để truyền tải các nội dung liên quan mật thiết tới insight khách hàng.

Xác định phân khúc khách hàng trong Ominichannel là gì?

Phân khúc đối tượng nào sẽ có những phương thức tiếp cận tương ứng. Ví dụ, dân văn phòng họ sẽ mua sắm các đồ liên quan tới văn phòng phẩm, đồ ăn vặt, đặt hàng online,… Nếu bạn muốn tiếp thị đối tượng đó, hãy xem kênh phù hợp để sử dụng là gì.

Remarketing

Nếu một khách hàng có bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng họ chưa thanh toán. Bạn có thể tiếp cận họ bằng những nội dung gợi nhớ, khơi gợi nhu cầu. Nếu khách hàng đã từng đặt mua, bạn hãy tiếp cận họ bằng những sản phẩm đi kèm, bổ sung,… Những nội dung remarketing như này sẽ giúp người dùng cảm thấy được quan tâm một cách cá nhân hóa, tăng tương tác và chuyển đổi tốt hơn.

Liên kết các kênh và thiết bị

Người mua ngày càng có xu hướng sử dụng đa thiết bị trong một hành trình mua hàng. Ví dụ, khách hàng chọn hàng qua máy tính, thêm hàng vào giỏ bằng máy tính, sau đó sử dụng điện thoại để đặt hàng và thanh toán qua cổng thanh toán online hay một app thanh toán ngay trên điện thoại.

Khi đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi hoạt động ở từng thiết bị đều có sự đồng bộ và thống nhất. Khi thêm hàng bằng máy tính thì vào bằng điện thoại vẫn phải hiển thị y nguyên hàng đó và có thể thanh toán.

Omni channel vừa giúp đem tới cho khách hàng trải nghiệm mua hàng thú vị vừa nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng để áp dụng tốt, trước tiên bạn cần hiểu rõ về các nền tảng, các kênh bán hàng đã. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về Omnichannel là gì? Khác biệt giữa Ominichannel và Multi Channel và cách áp dụng cho phù hợp với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona