Blog

12 Tháng Chín, 2022

Turnover rate là gì? Cách giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên

Nhân viên nghỉ việc là một tình trạng phổ biến và thường gặp đối với một doanh nghiệp, Tuy nhiên nếu như tỷ lệ nghỉ việc càng nhiều thì điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến công ty. Tốt hơn hết là doanh nghiệp nên giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Turnover rate là gì và những cách giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên nhé!

Turnover rate là gì?

Turnover rate là gì?

Turnover rate là gì? Turnover rate hay còn được gọi là tỷ lệ nghỉ việc là tỉ lệ số lao động nghỉ việc trên số lao động bình quân trong một năm, quý hoặc một tháng nhằm đo lường tốc độ thay đổi nhân viên.

Chỉ số Turnover rate còn có thể được chia nhỏ hơn thành:

  • Nghỉ việc tự nguyện (voluntary): Nhân viên quyết định nghỉ việc thường do các nguyên nhân chủ quan như bất mãn, không hài lòng, bất hòa với công việc và người quản lý;
  • Nghỉ việc không tự nguyện (involuntary): Nhân viên quyết định nghỉ việc là do các nguyên nhân khách quan như về hưu, bệnh tật, chuyển nơi ở,..

Công thức tính Turnover rate là gì?

Để tính tỉ lệ nhảy việc thì có 3 chỉ số quan trọng cần nắm được đó là:

  • Số lượng nhân viên đang làm việc vào thời điểm đầu tháng (B – beginning)
  • Số lượng nhân viên đang làm việc vào thời điểm cuối tháng (E – end)
  • Số lượng nhân viên nghỉ việc (L – left) trong tháng đó.

Công thức tính tỷ lệ nhảy việc của nhân viên theo tháng

Số lượng nhân viên trung bình (Avg – average) của công ty được tính theo công thức sau:

Avg = [B+E]/2

Tỉ lệ nhảy việc của nhân viên hàng tháng % = [L/Avg] x 100

Cách tính tỷ lệ nhảy việc của nhân viên theo năm

Tỉ lệ nhảy việc của nhân viên hàng năm % = [L/ (số nhân viên làm việc đầu năm + cuối năm)/2] x 100

Những lý do chính khiến nhân sự nghỉ việc nhiều

Nhân viên cảm thấy không được công nhận

Nhân viên cảm thấy không được công nhận

Ai ai cũng đều mong muốn mọi cố gắng, nỗ lực của mình trong công việc được người khác công nhận. Nếu như không được cấp nhận công nhận những cố gắng mà mình bỏ ra thì sẽ khiến cho nhân viên mất đi động lực phấn đấu tiếp.

Công việc áp lực, căng thẳng

Áp lực công việc của nhân viên có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện công việc khó khăn, KPI đặt ra vượt quá khả năng cho phép.  Tình trạng phải làm việc nhiều, công việc chồng chất không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên nếu như những công sức, đóng góp mà nhân viên bỏ ra không tương xứng với giá trị mà họ nhận được từ công ty thì không có lí gì họ phải chịu đựng những áp lực kéo dài.

Xem thêm: Hướng dẫn giao việc cho nhân viên

Nhân viên không thấy cơ hội phát triển

Những nhân viên có năng lực thật sự không chỉ mong muốn nhận được mức lương tương xứng mà điều mà họ mong muốn còn là cơ hội phát triển, thăng tiến sau này. Nếu như công việc hiện tại không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và khiến họ bị kìm chân tại chỗ thì sẽ khiến họ nhanh chóng quyết định xin nghỉ việc để tìm cho mình những cơ hội mới.

Bất đồng quan điểm với quản lý, lãnh đạo

Bất đồng quan điểm với quản lý, lãnh đạo

Xung đột hay bất đồng quan điểm tại nơi làm việc càng thường xuyên thì khả năng nhân viên bắt đầu tìm kiếm công việc khác cũng vì vậy mà càng lớn. Khi nhân viên và nhà quản lý, lãnh đạo không tìm thấy được tiếng nói chung trong công việc thì điều đó sẽ khiến cho nhân viên càng muốn nhanh chóng nghỉ việc hơn.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên?

Nhân viên là tài sản và khoản đầu tư lớn nhất của công ty. Mỗi khi một nhân viên nghỉ việc, bộ phận nhân sự phải trải qua quá trình tuyển dụng và chọn lọc để tìm người thay thế. Điều này khiến cho doanh nghiệp tăng chi phí thuê và đào tạo nhân viên mới. Bên cạnh đó năng suất tổng thể của một tổ chức cũng sẽ bị giảm sút. Vậy làm cách nào để giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên? Dưới đây là một số cách hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Có cơ chế lương thưởng hợp lý

Cơ chế lương thưởng hợp lý, xứng đáng với những công sức, đóng góp mà nhân viên bỏ ra là một trong những yếu tố quan trọng giữ chân nhân viên ở lại làm việc lâu hơn. Vì vậy để giảm tỷ lệ nghỉ việc thì một trong những cách hiệu quả là công ty nên có cơ chế lương thưởng hợp lý.

Một công ty uy tín là công ty minh bạch về cơ chế lương thưởng, chính sách đãi ngộ, đảm bảo mức lương đưa ra đúng với mức của thị trường và có lộ trình tăng lương phù hợp dành cho nhân viên của mình (đi cùng với lộ trình phát triển sự nghiệp).

Có lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ ban đầu

Việc đưa ra một lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ ban đầu sẽ tạo động lực để nhân viên hoàn thành tốt công việc mỗi ngày, cố gắng để đạt được vị trí mà mình mong muốn. Ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một tinh thần cầu tiến và mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp chứ không thể mãi dậm chân tại chỗ. Vì vậy doanh nghiệp nên đưa ra lộ trình thăng tiến cho nhân viên rõ ràng để giúp họ có động lực hơn trong công việc.

Lộ trình thăng tiến này nên được phân tích rõ ràng từ thời điểm thực tập sinh, nhân viên chính thức, chuyên viên, quản lý, giám đốc bộ phận,…

Bên cạnh đó để giảm tỷ lệ nghỉ việc thì các nhà quản lý nên cân nhắc mở những lớp học đào tạo ngắn hạn, dài hạn, mời các chuyên gia về giảng dạy hay tổ chức các buổi tọa đàm,… nhằm giúp tạo nên cảm hứng cho nhân viên. Bên cạnh đó còn nâng cao năng lực cho nhân viên, ngầm tạo ra sự cạnh tranh để ai cũng thấy cần phải cố gắng.

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên

Sức khỏe thể chất và tinh thần có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc cũng như tỷ lệ nghỉ việc. Khi nhân viên luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản thì chắc chắn động lực khiến họ quyết định ở lại công ty sẽ rất ít.

Nhà quản lý hãy cố gắng quan sát và nhìn ra được dấu hiệu làm việc quá sức ở nhân viên công ty một cách sớm nhất. Nếu như bạn là quản lý của một nhóm thì hãy để ý xem có thành viên này thường xuyên tỏ ra cáu gắt, có những năng lượng tiêu cực và hay kêu đau đầu cũng như khó chịu hay không. Nếu như có thì bạn cần thay đổi phương pháp quản lý của bạn. Hãy cho phép nhân viên đó nghỉ một ngày để giải tỏa stress. Bên cạnh đó nên tránh giao cho họ quá nhiều dự án mới trong giai đoạn này.

Nếu công ty chưa thể đáp ứng được những yêu cầu đãi ngộ cao cho nhân viên như đăng ký vé tập gym hàng tháng, xây dựng phòng tập, phòng y tế,… thì ít nhất cũng nên tổ chức những buổi party nho nhỏ hay những buổi ăn uống, đi du lịch,… như vậy, tinh thần của nhân viên sẽ được thoải mái hơn rất nhiều.

Phỏng vấn nghỉ việc để tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc

Phỏng vấn nghỉ việc để tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc

Phỏng vấn xin việc có lẽ là khái niệm đã không còn quá xa lạ. Vậy bạn đã bao giờ nghe tới khái niệm phỏng vấn nghỉ việc? Để tìm ra được lý do nghỉ việc của nhân viên cũng như giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc thì hiện nay các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức một buổi phỏng vấn nhân viên trước khi họ nghỉ việc nhằm:

  • Tìm hiểu được cách nhân viên nghĩ về văn hóa doanh nghiệp bạn như thế nào?
  • Tìm hiểu xem liệu nhân viên mong muốn được làm việc trong môi trường cũng như chế độ đãi ngộ như thế nào?
  • Thu thập thông tin về mức lương phù hợp (nếu như nhân viên nhảy việc do công ty kia có mức lương hấp dẫn hoặc đãi ngộ tốt hơn).
  • Tìm ra được động lực khiến nhân viên yêu thích và quyết định gắn bó với công ty bạn.

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân khiến cho nhân viên nghỉ việc, nhà quản trị nhân sự cũng như lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tìm cách khắc phục những điểm hạn chế của doanh nghiệp. Từ đó tạo môi trường làm việc thoải mái, công bằng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi để giúp nhân viên gắn bó lâu dài hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Turnover rate là gì, những cách giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên mà Mona Software muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho nhà quản trị nhân sự nhiều thông tin bổ ích để từ đó giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona