Blog

05 Tháng Chín, 2022

Định vị sản phẩm là gì? Các bước định vị sản phẩm hiệu quả

Định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng giúp sản phẩm của bạn có được vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng. Trong thời đại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì việc định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Mona Software bật mí định vị sản phẩm là gì, tầm quan trọng cũng như các bước định vị sản phẩm hiệu quả nhé!

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là quá trình xác định vị trí của sản phẩm mới trong tâm trí của người tiêu dùng. Quá trình định vị sản phẩm bao gồm phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu sản phẩm, xác định vị trí của sản phẩm mới trong số những sản phẩm hiện có và sau đó truyền đạt hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.

Tầm quan trọng của định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là một chiến lược quan trọng trong cuộc chiến Marketing. Và đây cũng chính là chiến lược mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng ở giai đoạn mới ra mắt sản phẩm. Bởi định vị sản phẩm mang lại một số lợi ích nhất định có thể kể đến như:

  • Thông qua chiến lược định vị sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về chất lượng, giá thành, và khả năng chăm sóc khách hàng.
  • Mang tới cho doanh nghiệp một hình ảnh thương hiệu uy tín, đáng tin cậy hơn và được nhiều khách hàng biết tới.
  • Định vị giúp mang lại cho sản phẩm nét độc đáo, điểm khác biệt và nổi bật hơn so với những sản phẩm khác về những đặc tính trên thị trường cạnh tranh.

Các yếu tố quan trọng giúp định vị sản phẩm thành công

Các yếu tố quan trọng giúp định vị sản phẩm thành công bao gồm:

  • Định vị dựa trên đặc tính của sản phẩm: Thông thường khách hàng sẽ ưu tiên sự quan tâm đối với một số loại sản phẩm nhất định. Chính vì vậy để định vị dựa trên các đặc tính sản phẩm thì đòi hỏi nhà sản xuất buộc phải thấu hiểu và nắm rõ được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng vị trí sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để từ đó làm căn cứ hay thước đo nhằm định vị sản phẩm của doanh nghiệp mình tại những vị trí thấp hơn hoặc cao hơn.
  • Chất lượng sản phẩm: Suy cho cùng, mục đích lớn nhất của chiến lược định vị sản phẩm là giúp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng. Để làm được điều này thì điều quan trọng là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.
  • Giá cả: Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng thương hiệu sang trọng thì thường sẽ áp dụng định vị giá cao. Còn đối với những doanh nghiệp áp dụng định vị giá thấp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi thế về chi phí hoặc sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt.

Bật mí các bước định vị sản phẩm hiệu quả

Bật mí các bước định vị sản phẩm hiệu quả

Quá trình định vị sản phẩm gồm có những bước nào luôn là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là 5 bước định vị sản phẩm hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Xây dựng chân dung khách hàng 

Chân dung khách hàng là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Theo đó việc xây dựng chân dung khách hàng được xem là bước khởi đầu để triển khai các chiến lược quan trọng về Marketing và kinh doanh. Khi đã xây dựng được chân dung khách hàng, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về những nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Và đây là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp triển khai các nội dung truyền thông thu hút họ. Cũng như đề xuất các phương án nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng (thiết kế sản phẩm/dịch vụ).

Chân dung khách hàng mục tiêu được xây dựng dựa trên nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế, qua khảo sát và những phỏng đoán có cơ sở về đối tượng tiềm năng cũng như những khách hàng hiện tại.

Hiện nay, doanh nghiệp thường áp dụng công thức 5W để xây dựng chân dung khách hàng. Công thức 5W được xem là chìa khóa vàng cho chiến lược Marketing hiệu quả cũng như chiến lược định vị sản phẩm. Theo đó công thức 5W cụ thể là:

  • Who: Người sẽ mua sản phẩm của bạn là ai và họ có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng?
  • What: Khi tìm kiếm dòng sản phẩm này, điều mà khách hàng mong muốn nhận được là gì? Sản phẩm mà họ muốn mua có đặc tính, công dụng như thế nào?
  • Why: Điều gì khiến cho khách hàng quyết định lại muốn mua sản phẩm đó?
  • Where: Nơi khách hàng sinh sống? Họ thuộc tầng lớp nào? Và nơi mà họ sẽ mua hàng?
  • When: Khách hàng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn vào những dịp nào?

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trước khi tiến hành định vị sản phẩm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc làm cần thiết mà đội ngũ marketing cần thực hiện. Bởi vì thông qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ biết được đối thủ đang yếu ở mảng nào hay bỏ qua phân khúc nào trên thị trường. Và nhờ vào điều này, doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội đó để tạo ra những sản phẩm, thương hiệu mới đánh vào phân khúc này nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp nắm được ý tưởng chính xác về các xu hướng đã và đang diễn ra trên thị trường hiện nay. Để từ đó xác định được cơ hội để đón đầu hoặc tạo ra xu hướng mới. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh tối ưu cho mỗi doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng là doanh nghiệp cần nghiên cứu những ưu và nhược điểm của đối thủ ở từng giai đoạn khác nhau. Rồi sau đó dựa theo những tiêu chí này để xây dựng cho thương hiệu mình một điều mới lạ, khác biệt để tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sản phẩm

Thị trường hiện nay ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt. Hàng loạt những thương hiệu, sản phẩm mới liên tục được ra mắt trên thị trường. Chính vì vậy mà để một sản phẩm mới ra mắt có được một lợi thế cạnh tranh, có được vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng là điều không hề đơn giản. Nghiên cứu sản phẩm là điều quan trọng hơn bao giờ hết giúp định vị sản phẩm hiệu quả. Theo đó khi nghiên cứu sản phẩm, doanh nghiệp nên quan tâm tới:

  • Các thuộc tính bên ngoài sản phẩm như màu sắc, mẫu mã, bao bì, logo, nhãn mác,..
  • Những thuộc tính bên trong sản phẩm như hương vị, mùi hương, tính năng, thành phần…
  • Các chính sách, đãi ngộ đi kèm như khuyến mãi, bảo hành, chăm sóc khách hàng,…

Lập bản đồ định vị sản phẩm 

Khi lập bản đồ định vị sản phẩm, một số điều quan trọng mà doanh nghiệp cần phải xác định được bao gồm:

  • Xác định vị trí của sản phẩm đang đứng trên bản đồ;
  • Xác định vị trí của sản phẩm mà bạn mong muốn trên bản đồ;
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang đứng tại vị trí nào trên bản đồ;
  • Khả năng và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đang ở vị trí nào?;
  • Thời gian để sản phẩm đạt được vị trí mong muốn là bao nhiêu?;
  • Để đạt được vị trí mong muốn thì nên áp dụng chiến lược nào?

Đưa ra kế hoạch định vị sản phẩm cụ thể

Khi đã nghiên cứu chân dung khách hàng tiềm năng cụ thể và đối thủ cạnh tranh, ở bước này, các nhà marketing cần tìm cho sản phẩm mới của mình một lợi thế cạnh tranh cũng như một điều mới lạ khiến khách hàng phải nhớ đến ngay. Theo đó doanh nghiệp cần lên kế hoạch và xây dựng định vị sản phẩm sao cho thật hiệu quả bằng cách lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cũng như đưa ra cách để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng về sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về định vị sản phẩm là gì, các bước định vị sản phẩm hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về định vị sản phẩm là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona