Quản lý bán hàng

21 Tháng Mười Hai, 2020

Cách phân loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng

Tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu?

Khi kinh doanh nhà hàng mọi người không thể đặt mục tiêu là phục vụ được tất cả đối tượng khách hàng. Bởi mỗi người lại có một sở thích, một tính cách, một lối sống khác nhau nên mọi người chắc chắn sẽ không thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu cho tất cả mọi vị khách. Việc xác định khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho các chủ kinh doanh nhà hàng có thể tập trung vào một mục tiêu nhất định, giúp cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

khách hàng mục tiêu khi kinh doanh nhà hàng

các loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng

Bên cạnh đó, trước khi kinh doanh nhà hàng, việc phác họa chân dung khách hàng mục tiêu của mình sẽ giúp chủ nhà hàng xác định được quy mô kinh doanh, địa điểm, vốn đầu tư, dịch vụ cùng nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra, thông qua các đặc điểm mà mọi người xác định được đối tượng mục tiêu của mình cũng sẽ giúp cho chủ kinh doanh nhà hàng dễ dàng hơn trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng, đảm bảo phù hợp và đáp ứng thật tốt cho nhóm khách hàng đó trong tương lai.

Mời bạn xem thêm: Ý tưởng marketing nhà hàng giúp tăng doanh thu nhanh chóng

Những loại khách hàng thường gặp khi kinh doanh nhà hàng

Nhóm khách hàng ít ăn ở ngoài

Là nhóm khách hàng gần như không có nhu cầu ăn uống ở bên ngoài. Họ thường là những người đã lớn tuổi có mức thu nhập tốt và thích ăn uống ở nhà hơn. Ngoài ra còn có những học sinh, sinh viên chưa có đủ khả năng về mặt tài chính để ăn uống tại các nhà hàng, nếu có đi ăn thì cũng chỉ là những dịp đặc biệt và thường sẽ đi theo nhóm.

Nhóm khách hàng sành ăn

Là nhóm khách hàng không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức đồ ăn mà còn là đánh giá về nhà hàng đó. Họ là những người có gu thẩm mỹ rất cao, có khả năng đánh giá hương vị các món ăn rất tốt. Luôn mong đợi những điều mới mẻ, từ không gian cho đến chất lượng món ăn, có thể chi trả hào phòng cho những món ăn của mình. Nhóm khách hàng này có thể đem về cho nhà hàng nguồn thu rất lớn nhưng để giữ chân được họ cũng phải việc dễ dàng.

Nhóm khách hàng phàm ăn

Nhóm khách hàng này thường là những người trẻ tuổi, có mức thu nhập trung bình. Họ thích ăn và ăn rất thường xuyên, có thể tới nhiều lần liên tục để thưởng thức những món ăn của nhà hàng. Đây cũng được xem là nhóm đối tượng chính của các nhà hàng ăn nhanh. Tuy nhiên, họ thường sẽ không bị hấp dẫn bởi những món ăn sử dụng nhiều trái cây, rau quả.

Nhóm khách hàng quan tâm tới sức khỏe

Thông thường, những người quan tâm nhiều tới sức khỏe thường ít tới các nhà hàng để thưởng thức đồ ăn. Tuy nhiên, nếu như họ thường xuyên đến một nhà hàng nào đó thì chứng tỏ họ rất tin tưởng vào chất lượng đồ ăn tại nhà hàng đấy. Họ luôn sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho mỗi bữa ăn, miễn là được phục vụ tốt, chất lượng đồ ăn đảm bảo sạch sẽ và an toàn thực phẩm.

Nhóm khách hàng dễ ăn uống

Phần lớn những người trong nhóm này thường không có mức thu nhập cao, bởi vậy họ thường có suy nghĩ “có gì ăn đó, ăn gì cũng được”. Có thể nhóm khách hàng này sẽ không mang về cho nhà hàng nhiều doanh thu nhưng họ lại rất dễ phục vụ. Bởi họ không có nhiều yêu cầu cho những món ăn của mình, không quan tâm tới các món ăn đó.

phân loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng

Có nhiều nhóm đối tượng khách hàng nhà hàng khác nhau

Nhóm khách hàng thích sự mới lạ

Đây là những người có sở thích ăn uống, thích đi khắp nơi để được thưởng thức những món ăn ngon. Họ hay quan tâm tới những món ăn hiện đại mới lạ, những món ăn truyền thống. Nhóm khách hàng này cũng có thể đem tới nguồn thu rất lớn cho nhà hàng. Tuy nhiên, để giữ chân họ và biến họ trở thành khách hàng tiềm năng là điều rất khó.

Nhóm khách hàng quan tâm tới môi trường xung quanh

Họ đến ăn chủ yếu bởi quan tâm tới không gian của nhà hàng và nguồn gốc xuất xứ của đồ ăn. Nhà hàng có không gian sạch sẽ, thoáng đãng là yếu tố đầu tiên cần có để thu hút được nhóm khách hàng này, tiếp sau đó là nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm, nhất định phải là thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Họ không quan tâm với mức độ chuyên nghiệp của nhà hàng và hương vị của các món ăn.

Nhóm khách hàng tiết kiệm

Thường là những người lớn tuổi, những người có mức thu nhập thấp. Vì họ không có nhiều nhu cầu ăn uống nên sẽ không bỏ ra nhiều tiền cho vấn đề này. Với nhóm khách hàng này thì kể cả có gợi ý cho họ những món ăn ngon nhất của nhà hàng thì cũng vô ích.

Cách phân loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng

Phân loại theo thu nhập

Nhóm khách hàng có thu nhập cao

Phân khúc này đa số đều là những người có địa vị trong xã hội và rất sành ăn. Có thể nói đây là nhóm thực khách khó tính nhất với các nhà hàng bởi họ luôn đòi hỏi chất lượng phục vụ và cả đồ ăn đều phải ở mức cao nhất. Nhóm khách hàng này luôn muốn mình được tiếp đãi như thượng đế, các nhân viên phục vụ cần phải chăm sóc thật nhiệt tình và chu đáo.

Những thực khách có mức thu nhập cao có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để chi trả cho các món ăn của họ. Sự mới mẻ từ chất lượng cho tới không gian thiết kế sẽ có thể thu hút được nhóm khách hàng này. Nhóm khách hàng này mang tới cho nhà hàng nguồn thu rất lớn, tuy nhiên để tiếp cận được họ các nhà hàng cần phải thực sự chất lượng và tạo ra được những điều đặc biệt.

Nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình

Nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình thường là những người có thói quen tiết kiệm, không muốn mình phải bỏ ra quá nhiều tiền cho ăn uống. Họ thường có thói quen tới những quán ăn bình dân, không quá cầu kỳ nhưng nhất định phải có một mức giá phải chăng.

cách phần loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng

Phân loại khách hàng nhà hàng theo mức thu nhập, độ tuổi và giới tính

Thông thường, nhóm đối tượng này thường là những nhân viên có mức thu nhập trung bình hoặc các sinh viên mới ra trường. Khách hàng thuộc nhóm này thường sẽ không chú ý tới chất lượng nhà hàng, điều mà họ quan tâm tới đó chính là hương vị của đồ ăn, có sạch sẽ hay không, chất lượng có đảm bảo không. Có thể thấy tiếp cận nhóm khách hàng này không quá khó khăn nhưng cũng không đem lại quá nhiều doanh thu.

Phân loại theo độ tuổi

Phân loại độ tuổi sẽ giúp cho nhà hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng lên một thực đơn cho phù hợp. Có 3 phân đoạn độ tuổi là:

  • Thế hệ Z: Đây là nhóm người đang còn đi học, thế hệ trẻ. Nhóm đối tượng này rất năng động, cực thích những thứ mới mẻ và có khả năng bắt trend cực nhanh. Thường những khách hàng ở nhóm này bị thu hút bởi những quán ăn vặt nhiều hơn là các nhà hàng.
  • Thế hệ Y: Thế hệ Y là chỉ những người ở độ tuổi từ 20 – 30. Họ thường là những sinh viên mới ra trường hoặc đã đi làm được vài năm. Thế hệ này thường là những người chưa có mức thu nhập tốt nên thường có tính cách khá tiết kiệm, họ luôn quan tâm tới giá thành của những món ăn. Cũng bởi vậy mà nhóm người ở thế hệ này thường chọn những nhà hàng bình dân không quá sang chảnh, cầu kỳ.
  • Thế hệ X: Đây là nhóm đối tượng sinh từ năm 1980 đổ về trước. Đây là những người có tuổi đời khá cao và thường có mức thu nhập ổn định. Họ có xu hướng trầm hơn, không quan tâm tới những thứ màu mè. Về ăn uống thì họ luôn đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ và các món ăn. Nhóm người này có thể bỏ ra một số tiền không nhỏ để ăn uống tại các nhà hàng trung bình và cao cấp.

Phân loại theo giới tính

Khách hàng là nữ giới

Phụ nữ thường hiểu biết về các món ăn hơn nam giới. Khi tới quán ăn họ thường cân nhắc rất kỹ trước khi lựa chọn đồ ăn, tính toán xem nên ăn những món nào, lựa chọn kỹ lưỡng về giá cả và chất lượng đồ ăn rồi mới bắt đầu order. Nhóm người này cũng được xem là những vị khách khó tính trong ăn uống, họ muốn những món ăn thật ngon nhưng mức giá lại phải phù hợp. Ngoài ra, các đợt khuyến mãi hay giảm giá tại nhà hàng cũng sẽ thu hút phụ nữ tốt hơn nam giới.

Khách hàng là nam giới

Do thiếu hiểu biết về những món ăn nên những vị khách là nam giới thường muốn được nhân viên tư vấn nhiệt tình và chi tiết về các món ăn mà nhà hàng phục vụ. Đưa ra quyết định chọn món rất nhanh chóng và họ thường quan tâm tới chất lượng nhiều hơn là mức giá. Hầu hết nam giới đề rất dễ ăn, họ không hay kiêng kị món nào, gần như mọi món ăn tại nhà hàng đều phù hợp.

Thông qua việc phân loại khách hàng, các chủ cửa hàng sẽ có được cái nhìn chi tiết hơn và có thể lên được một kế hoạch kinh doanh chi tiết. Kiểm soát và phân loại khách hàng để có thể tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu, chăm sóc họ thật tốt và biến những người tới ăn thành khách hàng tiềm năng.

Trên đây là cách phân loại khách hàng khi kinh doanh nhà hàng. Hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào trong việc xác định được khách hàng mục tiêu từ đó phát triển doanh nghiệp của mình. Ngoài ra nếu bạn đang gặp khó khăn trong quản lý nhà hàng thì tham khảo phần mềm quản lý nhà hàng của Mona Media để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona