Quản lý doanh nghiệp

14 Tháng Bảy, 2021

5 Bước quy trình tiếp nhận nhân viên mới cho công ty

Nguồn nhân lực chất lượng, chuyên môn cao là cơ sở để có một doanh nghiệp phát triển. Để có nguồn nhân lực ổn định, mỗi doanh nghiệp cần thiết lập không chỉ kế hoạch công việc hợp lý, mà còn là những quy trình tuyển dụng hiệu quả. Trong đó, quy trình tiếp nhận nhân viên mới là quy trình cần được đầu tư nhất. Ở bài viết hôm nay, MONA Software sẽ giúp bạn xây dựng quy trình tiếp nhận nhân sự mới chuẩn hóa và chuyên nghiệp nhất.

Vai trò của việc xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới?

Lý do cần xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới

Quy trình tiếp nhận nhân viên mới sau mỗi đợt tuyển dụng là quy trình cần có của mỗi doanh nghiệp. Bởi điều này không chỉ tạo thiện cảm cho nhân sự mà còn hiệu quả ở nhiều mặt. Quy trình tiếp nhận nhân sự cần đáp ứng các điều sau:

  • Giảm bớt căng thẳng cho nhân sự: Việc giới thiệu, chào đón nhân viên mới sẽ giúp nhân viên bớt lo âu, áp lực đối với doanh nghiệp.
  • Định hướng công việc cho nhân sự: Mỗi nhân sự được tuyển dụng sẽ đảm nhận một vị trí, phần công việc phù hợp với năng lực của mình. Giúp nhân viên làm quen dần với công việc, những nhiệm vụ cần hoàn thành là vai trò của việc định hướng.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự: Nhà tuyển dụng có quy trình tiếp nhận nhân sự ổn định sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, tự chủ với công việc. Phát huy tối ưu năng lực của nhân viên, nâng cao năng suất làm việc. Nhân viên sẽ có động lực, thái độ tích cực trong công việc. Mang đến thành công cho doanh nghiệp hoặc các hạng mục.
  • Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức: Khi có quy trình đầu vào chỉn chu, nhân sự nắm rõ được công việc, kiến thức từ đầu. Người quản lý không cần hướng dẫn cho những công việc sau, chỉ cần cung cấp và bổ trợ thêm kỹ năng.

Quy trình tiếp nhận nhân sự mới hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thiện cảm và năng suất của nhân viên. Một quy trình tiếp nhận được thuận lợi, chỉn chu sẽ giúp doanh nghiệp có thêm lòng tin và sự gắn bó.  Ngược lại, quy trình thất bại vì không thực hiện đầy đủ sẽ gây hoang mang cho nhân sự dẫn đến lúng túng trong công việc được giao.

-> Xem thêm ngay: Quy trình đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp từ A-Z

Xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới theo từng bước

Onboarding là quá trình giúp nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và vai trò được giao. Trong giai đoạn này, họ được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để bắt đầu công việc hiệu quả. Để quy trình này diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình tiếp nhận rõ ràng và bài bản với các bước như:

Bước 1: Chuẩn bị công cụ và không gian làm việc cho nhân viên mới

Chuẩn bị không gian làm việc cho nhân viên mới

Trong bất kỳ quy trình đào tạo hội nhập nhân viên mới nào, việc chuẩn bị sẵn sàng môi trường làm việc là bước nền tảng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hòa nhập và hiệu suất ban đầu của nhân sự mới. Về chi tiết, việc chuẩn bị bao gồm:

  • Trước ngày nhận việc, doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên được cung cấp đầy đủ thiết bị cần thiết như laptop, điện thoại, văn phòng phẩm, bàn ghế làm việc hoặc các công cụ chuyên môn theo từng vị trí. Việc này giúp nhân sự mới không bị gián đoạn khi bắt đầu công việc.
  • Song song đó, bộ tài liệu hướng dẫn, quy trình công việc và tài nguyên nội bộ cần được chuẩn bị sẵn và bàn giao cụ thể. Đây là cơ sở để nhân viên nhanh chóng nắm bắt vai trò, trách nhiệm và cách phối hợp với các bộ phận khác.
  • Bên cạnh thiết bị, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo không gian làm việc đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh và sự riêng tư. Khu vực phòng họp, sinh hoạt chung và hạ tầng kỹ thuật cũng nên sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho quá trình làm việc và trao đổi nhóm.

Một bước chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu không chỉ giúp nhân viên mới cảm thấy được đón nhận, mà còn tạo tiền đề cho một quy trình đào tạo hội nhập nhân viên mới hiệu quả, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian cho cả tổ chức.

Bước 2: Giới thiệu nhân sự mới và hỗ trợ làm quen phòng ban

Giới thiệu nhân sự mới với các phòng ban là bước quan trọng trong quy trình tiếp nhận nhân sự mới

Trong quá trình xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới, việc giúp nhân sự làm quen với môi trường và đồng nghiệp là bước quan trọng nhằm giảm bớt tâm lý căng thẳng trong ngày đầu tiên đi làm. Theo đó:

  • Doanh nghiệp nên thông báo giới thiệu nhân sự mới đến toàn thể cán bộ nhân viên. Hình thức có thể là gửi email nội bộ, bản tin đầu giờ hoặc công bố tại cuộc họp nhóm. Điều này giúp nhân viên mới cảm thấy được chào đón và dễ dàng kết nối với tập thể.
  • Trưởng bộ phận tiếp nhận cần trực tiếp hướng dẫn nhân viên mới, bao gồm việc sắp xếp chỗ ngồi, giới thiệu đồng nghiệp cùng nhóm và phân công người hỗ trợ ban đầu. Đây là bước quan trọng để nhân sự không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc.
  • Nhân viên mới cần tham gia buổi phổ biến văn hoá doanh nghiệp và giới thiệu về môi trường làm việc. Nội dung có thể bao gồm quy tắc ứng xử, phong cách làm việc, và cách phối hợp giữa các phòng ban.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo nội bộ dành riêng cho nhân viên mới, tập trung vào các quy định, quy trình vận hành và công cụ hỗ trợ công việc. Số lượng buổi đào tạo sẽ phụ thuộc vào quy mô và đặc thù ngành nghề.
  • Trưởng bộ phận hoặc quản lý trực tiếp nên giao đầu mục công việc rõ ràng để nhân viên tự tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ và chuẩn bị cho nhiệm vụ chính thức. Việc chủ động tìm hiểu sẽ giúp nhân sự thích nghi nhanh hơn với vai trò được giao.

Một chương trình giới thiệu nhân sự mới bài bản không chỉ giúp giảm áp lực trong những ngày đầu, mà còn nâng cao sự chuyên nghiệp trong toàn bộ quy trình hội nhập tại doanh nghiệp.

Bước 3: Định hướng công việc, mục tiêu cho nhân viên mới

Trong quy trình tiếp nhận nhân viên mới, hoạt động định hướng công việc giúp nhân sự hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình ngay từ đầu. Đây là yếu tố then chốt để nhân viên bắt nhịp công việc nhanh chóng và làm việc hiệu quả.

Định hướng công việc cho nhân sự mới

Doanh nghiệp cần tổ chức buổi định hướng công việc dựa trên vị trí cụ thể mà nhân viên đảm nhiệm. Nội dung trao đổi bao gồm:

  • KPI (Key Performance Indicators) – Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc cần đạt theo từng giai đoạn.
  • Yêu cầu tối thiểu và đặc thù của công việc, giúp nhân viên hiểu rõ tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ.
  • Mục tiêu phát triển cá nhân, gắn với lộ trình công việc và định hướng của bộ phận.
  • Kế hoạch công việc và quy trình quản lý hợp đồng, xử lý tài liệu (nếu có), nhằm đảm bảo nhân viên biết cách phối hợp và tuân thủ quy định nội bộ.

Việc triển khai định hướng bài bản trong quy trình tiếp nhận nhân sự mới giúp nhân viên xác định rõ khối lượng công việc, mục tiêu cần đạt và các bước cần thực hiện. Điều này không chỉ tạo sự chủ động mà còn nâng cao năng suất và chất lượng công việc ngay từ những tuần đầu tiên.

-> Tham khảo thêm ngay: Cách phát triển năng lực chuyên môn cho nhân viên

Bước 4: Đào tạo chuyên môn và phạm vi công việc

Đối với mỗi phạm trù công việc đặc trưng, nhân viên được cung cấp các kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có để phục vụ công việc, chuyên ngành. Mỗi nhân viên sẽ trải qua giai đoạn đào tạo chuyên môn phù hợp để tiếp nhận tốt công việc tùy thuộc vào vị trí mình đảm nhận. Ngoài đào tạo các kiến thức nghề nghiệp, quá trình đào tạo về kỹ năng chuyên môn còn giúp xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp và hình thành sự chủ động, đem lại hiệu quả trong công việc. Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như:

  • Kỹ năng thuyết phục và chiến lược chăm sóc khách hàng.
  • Kinh nghiệm giải quyết vấn đề, khủng hoảng.
  • Các kiến thức trọng điểm liên quan đến vị trí công việc.
  • Kiến thức cơ bản về ngành làm việc, sản phẩm…

Doanh nghiệp còn cần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản của các bộ phận khác có liên quan đến công việc của nhân viên để tăng sự bổ trợ giữa các bộ phận với nhau của doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả trong công việc.

Bước 5: Đánh giá nhân sự sau thời gian nhân viên tiếp quản công việc

Đánh giá nhân viên sau quy trình đào tạo hội nhập nhân sự mới

Nhờ vào hệ thống quản lý nhân sự HRM, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra đánh giá về những việc nhân viên mới đã hoàn thành hoặc chưa trong suốt quá trình đào tạo. Doanh nghiệp sẽ nhìn nhận chính xác năng lực của nhân viên nhằm đưa ra ý kiến khách quan giúp cải thiện chất lượng nhân viên, định hướng phát triển công việc.

Ngoài việc xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuyên nghiệp, việc đưa ra ý kiến đóng góp hoặc tán thưởng cho nhân viên mới, doanh nghiệp cũng cần lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của nhân viên. Điều này giúp tăng sự gắn kết giữa hai bên, đồng thời giúp phía doanh nghiệp hiểu hơn những đóng góp của nhân viên.

Mục đích của việc đánh giá là để nâng cao năng suất làm việc, đem lại lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Đối với nhân viên, họ sẽ nhận lại được kinh nghiệm làm việc, đánh giá giúp tăng hiệu suất, động lực để hoàn thành các nhiệm vụ sau tốt hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện được các nhân tố xuất sắc, từ đó vạch kế hoạch để phát triển nhân lực trong tương lai.

-> Tối ưu thời gian, tăng hiệu quả đào tạo – công thức huấn luyện nhân sự mới mà doanh nghiệp nào cũng cần biết! Cùng khám phá chi tiết ở ngay video dưới đây:

Quy trình tiếp nhận nhân viên mới là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động. Khi tổ chức có kế hoạch rõ ràng, cung cấp đào tạo phù hợp, hỗ trợ kịp thời và duy trì việc theo dõi sát sao, nhân sự mới sẽ dễ dàng hòa nhập và nhanh chóng đóng góp giá trị vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng các bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới mà MONA chia sẻ, doanh nghiệp của bạn sẽ sở hữu một quy trình đón nhận nhân sự mới một cách chuẩn hóa và chuyên nghiệp nhất!

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona