Blog

13 Tháng Tư, 2022

ASM là gì? Chức năng và nhiệm vụ của ASM là gì?

Nhắc đến ASM là nhắc đến một chức vụ quản lý cấp cao sau giám đốc kinh doanh. Vị trí này đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp. Theo đó trách nhiệm của ASM cũng vô cùng nặng nề. Một ASM sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như doanh thu bán hàng. Bài viết dưới đây, Mona Software sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn từ A đến Z về ASM là gì nhé !

ASM là gì?

ASM là cụm từ viết tắt của Area Sales Manager. Đây được hiểu đơn giản là một vị trí quản lý cấp cao ở bậc thấp hơn so với giám đốc. Tuy không phải làm bậc cao nhất nhưng ASM đóng vai trò hết sức quan trọng. Với trách nhiệm dẫn dắt nhân viên dưới quyền của mình hoàn thành các mục tiêu đề ra.

ASM là những người có quan hệ khá rộng rãi và chặt chẽ với nhiều phòng ban. Họ là những người được trang bị vốn kiến thức chuyên môn giỏi. Quán xuyến cả sản phẩm, người tiêu dùng, xu hướng thị trường…và nhiều hơn thế. ASM có tác động mạnh mẽ trong việc nâng cao năng suất và doanh thu của doanh nghiệp.

Chức năng và nhiệm vụ của ASM là gì?

Chức năng của ASM

ASM đóng vai trò là những người định hướng, dẫn dắt người dưới quyền. Đưa việc bán hàng của nhân viên mình đạt được hiệu quả cao nhất. Hơn nữa họ còn giúp đỡ các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Giúp các bộ phận có cái nhìn tổng quan, toàn diện về thị trường nơi họ quản lý.

Nhiệm vụ của ASM là gì?

Nhiệm vụ của ASM là gì?

Cố vấn cho lãnh đạo

ASM là những người được đào tạo về chuyên môn vững vàng. Do đó họ có hiểu biết cũng như nắm rất rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Nắm được đặc điểm về kinh tế – xã hội nơi mình chịu trách nhiệm quản lý. Vì thế họ là cánh tay đắc lực trong việc cố vấn cho các lãnh đạo. Giúp xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất.

Định hướng xây dựng, phát triển hệ thống khách hàng

Ngoài cố vấn ASM có nhiệm vụ định hướng xây dựng, phát triển hệ thống khách hàng từng khu vực. Giám sát, theo dõi hoạt động của các  chi nhánh trong khu vực để mở rộng quy mô công ty. Từ đó đưa ra được định hướng, kế hoạch kinh doanh cụ thể cho sự phát triển.

Lập kế hoạch, hướng đi sắp tới

Dựa trên doanh thu bán hàng và chỉ thị cấp trên để lập kế hoạch cho hướng đi sắp tới. Chịu trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt báo cáo chỉ tiêu ở các chi nhánh. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống giám sát, phân phối. Đảm bảo được sự minh bạch, rõ dàng ở nơi làm việc.

Thu thập, phân tích dữ liệu

Các ASM nắm tình hình kinh doanh, lợi nhuận từ các trưởng chi nhánh được cập nhật liên tục. Dựa vào dữ liệu bán hàng để so sánh với những đối thủ cạnh tranh. Đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao doanh thu, vượt đối thủ.

Đào tạo và bố trí nhân sự cho các hệ thống

Các ASM có nhiệm vụ đào tạo và bố trí nhân lực, thúc đẩy họ trung thành với doanh nghiệp. Muốn vậy ASM có trách nhiệm xây dựng, đào tạo đội ngũ các nhân viên có chất lượng. Quản lý, giám sát một cách chặt chẽ nhân viên, dẫn dắt họ làm việc. Hướng đến đạt tiêu chuẩn, đạt mức doanh thu đã đề ra.

Báo cáo tình hình kinh doanh

Nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng của ASM là báo cáo tình hình kinh doanh. Các ASM có trách nhiệm báo cáo tình hình, doanh thu bán hàng ở khu vực mình quản lý. Công việc này được thực hiện, cập nhật liên tục hàng tuần, hàng tháng. Đồng thời họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm về kế hoạch, tiến độ đề ra ở khu vực mình quản lý…

Một ASM giỏi cần có kỹ năng gì?

Một ASM giỏi cần có kỹ năng gì?

Có thể thấy, trách nhiệm và công việc của ASM khá là nặng nề. Vì thế để trở thành một ASM không phải là vấn đề đơn giản. Sự học hỏi không ngừng cùng kinh nghiệm thực tế rất cần thiết. Theo đó, những kỹ năng quan trọng không thể thiếu của một ASM là:

Kỹ năng lãnh đạo giỏi

Một ASM giỏi cần phải có kỹ năng leadership để truyền động lực và cảm hứng cho nhân viên. Là tấm gương sáng để nhân viên học hỏi và noi theo. Kỹ năng lãnh đạo giỏi sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh tốt, doanh thu cao.

Khả năng năng phân tích

Kỹ năng phân tích thông tin, dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Các ASM phải thu thập lượng lớn thông tin, số liệu từ nhiều phía khác nhau. Sau đó mới đưa ra phân tích, tổng hợp và chọn ra những thông tin hữu ích nhất.

Hiểu nhu cầu khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các ASM giỏi cần phải có được kỹ năng thấu hiểu khách hàng. Cần nắm được sở thích, nhu cầu của khách hàng, nắm được những trải nghiệm mua hàng. Từ đó có được giải pháp cũng như quản lý chăm sóc khách hàng phù hợp nhất.

Kỹ năng tuyển dụng nhân viên

Nhân viên là nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các ASM nhận nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên tiềm năng, thành lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Vì thế kỹ năng tuyển dụng nhân viên là một kỹ năng không thể thiếu. Mang đến cho công ty thật nhiều nhân tài, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp.

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức

ASM nhận về mình một lượng lớn dữ liệu báo cáo từ các nhóm và phòng ban khác nhau. Do đó một ASM cần phải trang bị kỹ năng tổ chức, sắp xếp. Điều này giúp đưa ra những kế hoạch thật rõ ràng, cụ thể để nhân viên thực hiện. Góp phần vào việc triển khai kinh doanh đúng tiến độ, mục đích. Có sự thống nhất lớn giữa các chi nhánh, phòng bạn.

Có tư duy nhạy bén

Chắc chắn rồi, một ASM giỏi luôn cần đến tư duy nhạy bén. Chính điều này sẽ giúp cho các ASM nắm bắt được cơ hội bán hàng. Góp phần làm tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Hơn nữa, tư duy nhạy bén còn giúp cho vị thế tổ chức được nâng cao. Mở rộng thêm thật nhiều cơ hội bán hàng, cạnh tranh hơn hẳn đối thủ cùng lĩnh vực.

Kỹ năng sử dụng công nghệ số

Thời đại ngày nay không còn chỗ đứng cho những hình thức kinh doanh lạc hậu. Công nghệ số lên ngôi đòi hỏi con người phải thích ứng theo sự thay đổi đó. Khả năng sử dụng công nghệ hiện đại chính là chìa khóa kinh doanh thành công. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Thu hút khách hàng và rút ngắn chu kỳ bán hàng. ASM chính là người tiên phong trong việc sử dụng công nghệ hiện đại trong bán hàng. Truyền cảm hứng đến các nhân viên dưới quyền cùng học hỏi thực hiện.

ASM có lộ trình thăng tiến ra sao?

ASM có lộ trình thăng tiến ra sao?

Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ to lớn của các ASM ngày nay. Tiềm năng phát triển của chức vụ này có thể nói là không ngừng tăng cao. Khi trở thành một ASM giỏi thì con đường đi đến đỉnh cao thành công sẽ mở ra rộng lớn.

Thời gian để bạn đi từ ASM lên RSM, NSM không còn xa xôi. Thời gian để đi từ ASM lên NSM chỉ mất tối thiểu là 2 năm đối với mỗi chức vụ. Khi đã đạt đến mức này, tương lai nhận mức lương triệu đô chắc chắn sẽ thành hiện thực. Trong tương lai, các công ty luôn cần đến những nhân tài giỏi, cống hiến hết mình cho công việc. Cơ hội việc làm lương cao sẽ mở rộng đối với tất cả những ai có ý chí vươn lên làm ASM.

Kết luận

Để trở thành một ASM luôn có nhiều chông gai và trở ngại trên con đường phấn đấu. Vì thế, tất cả những ai đang ấp ủ ước mơ này hãy thực sự cố gắng. Trau dỗi các kỹ năng cần thiết nhất để đáp ứng được sự thay đổi không ngừng của thời đại. Hy vọng với cái nhìn tổng quan về ASM là gì ở bài viết này giúp bạn có được kiến thức bổ ích nhất. Áp dụng nó trong quá trình học tập, làm việc để đạt được thành công như mong đợi.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona