Blog

08 Tháng Sáu, 2022

Customer Insight Là Gì? 3 Bước Xác Định Insight Khách Hàng

Việc thấu hiểu tâm lý khách hàng là điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hướng tới. Khi bạn thiết lập một chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng, mở rộng quy mô thì nghiên cứu khách hàng là điều cần thiết. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để xác định insight khách hàng, điều đó mang lại lợi ích gì? Để hiểu rõ hơn về Customer Insight là gì bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Customer Insight là gì?

Khái niệm Customer Insight là gì?

Customer Insight là sự thấu hiểu tâm lý khách hàng mà không cần khách hàng phải nói ra. Nếu bạn là một người nằm trong bộ phận chiến lược thì phải nắm rõ cách phân tích tâm lý khách hàng qua thói quen tiêu dùng và các đặc điểm của thị trường.

Bạn cần xác định đúng ý muốn của khách hàng, đánh đâu trúng đó để đạt được mục tiêu đề ra. Để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thực sự là rất khó vì không phải người mua nào cũng có sở thích và mong muốn giống nhau. Do đó để làm hài lòng được tất cả khách hàng là điều rất khó xảy ra.

Doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tin và số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát thị trường để đưa ra đánh giá và phân khúc thị trường hợp lý. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa cũng thể hiện sự quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm đó. Và để hiểu được insight của khách hàng doanh nghiệp nên tiếp nhận những đóng góp trực tiếp từ phía khách hàng để cải thiện tốt hơn.

Ý nghĩa của Customer Insight với doanh nghiệp là gì?

Khi bạn nắm rõ Customer Insight bạn sẽ có định hướng rõ ràng để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Insight sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn, sự đổi mới trong quảng cáo và cách tiếp cận khách hàng. Customer Insight đem đến nhiều lợi ích to lớn đến cho doanh nghiệp cụ thể như sau:

Quản lý hoạt động bán hàng

Quản lý hoạt động bán hàng

Nắm bắt được insight của khách hàng doanh nghiệp sẽ có định hướng về dòng sản phẩm của mình và cách chạy quảng cáo sao cho tiếp cận khách hàng tốt nhất. Từ những kết quả thu thập được doanh nghiệp biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để cái thiện hay tiếp tục phát huy các mặt khác nhau.

Chẳng hạn bạn đang kinh doanh mặt hàng thời trang và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Những khách hàng trong độ tuổi này thường thích những trang phục năng động và thời trang công sở. Bạn có thể tìm hiểu xu hướng thời trang hiện tại như màu sắc để sản xuất ra quần áo với màu đó nhiều hơn.

Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh khi doanh nghiệp chọn đúng hướng, đánh vào đúng tâm lý người tiêu dùng để họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn. Tất nhiên điều này vô cùng khó đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược marketing tốt.

Xem thêm: Các bước bán hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp thành công

Tăng mức độ cạnh tranh

Sau khi hoàn thiện sản phẩm và cách thức quản lý bán hàng phù hợp nhất doanh nghiệp sẽ mở rộng được quy mô khi nhiều người biết đến hơn. Từ đó doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh cao hơn với các đối thủ trên thị trường.

Việc nắm rõ insight khách hàng và tận dụng triệt để insight giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược hiệu quả hơn đánh bại đối thủ của mình. Cho dù ở bất kỳ ngành nghề, kinh doanh loại mặt hàng nào thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp và đơn vị tham gia. Do đó tỷ lệ cạnh tranh là rất cao, muốn tồn tại lâu dài bạn phải có một lượng khách hàng thân thiết và sản phẩm chiếm thị phần cao.

Nâng cấp sản phẩm, dịch vụ

Nâng cấp dịch vụ, sản phẩm cung cấp

Mỗi một phân khúc thị trường sẽ có những nhu cầu khác nhau về loại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó insight sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được những khuyết điểm sau những phản hồi của khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường sẽ phân tích rõ hơn về nhu cầu, sở thích và thói quen tiêu dùng mà thị trường doanh nghiệp đang hướng đến.

Chẳng hạn doanh nghiệp phân khúc thị trường theo thu nhập của người tiêu dùng thành: nhóm người có thu nhập cao, nhóm người có thu nhập trung bình và nhóm người có thu nhập thấp. Yêu cầu về chất lượng và kiểu cách của mỗi phân đoạn cũng khác nhau còn tùy thuộc vào khả năng của họ.

Những người thuộc nhóm 1 có mức thu nhập cao hơn nên có thể chi trả cho sản phẩm giá cao hơn so với những người nằm trong nhóm 2 và 3. Kèm theo đó họ mong muốn sản phẩm có chất lượng tốt nhất và kiểu cách đẹp. Còn những người nhóm 3 họ có khả năng chi trả cho sản phẩm có mức giá thấp hơn và hài lòng với nó. Nhưng sản phẩm vẫn phải hữu dụng và sử dụng tốt.

Cách xác định insight khách hàng

Tầm quan trọng của Customer Insight thì bạn đã biết theo những phân tích trên. Vậy còn cách xác định Customer Insight được thực hiện như thế nào, cùng tìm hiểu qua các bước dưới đây nhé.

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng

Thu thập thông tin khách hàng

Tất nhiên muốn phân tích được thị trường thì bạn phải có thông tin và dữ liệu cần thiết liên quan đến khách hàng. Hiện nay có rất nhiều cách giúp bạn có thể thu thập data khách hàng qua các cuộc khảo sát online, điều tra thị trường, qua email, chạy quảng cáo, qua các ứng dụng, …

Mọi thông tin thu thập được đều là những dữ liệu quan trọng và trực tiếp liên quan đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn nên tận dụng nguồn dữ liệu này đúng cách, tổng hợp và lưu trữ lại để phục vụ cho chiến lược marketing sắp tới.

Bước 2: Thực hiện phân tích dữ liệu

Tiến hành phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập đủ dữ liệu các nhân người dùng, bạn tiến hành chọn lọc xem đâu là dữ liệu mà mình cần, dữ liệu đó có vai trò như thế nào với chiến lược kinh doanh. Nhờ những phân tích dữ liệu từ data này doanh nghiệp hiểu rõ hơn về insight khách hàng, điều mà khách hàng mong muốn, chờ đợi có được.

Có thể nói nguồn dữ liệu mà bạn thu thập được chưa chắc đã phản ánh hết tình hình chung của thị trường đó. Tuy nhiên đây cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp dựa vào và đưa ra phương hướng hoạt động trong tương lai.

Nếu như một doanh nghiệp thấy doanh thu của mình đang giảm sút và mất đi một lượng khách hàng lớn thì cần xem xét lại. Kiểm tra lại hệ thống quản lý, sản phẩm và thị yếu của thị trường hiện nay. Nhu cầu xã hội luôn thay đổi nên sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp.

Điều làm cho doanh nghiệp mất đi nguồn khách hàng thân cận đó là sản phẩm của doanh nghiệp không còn đáp ứng được nhu cầu của họ nữa. Giờ đây doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu lại thị trường, lắng nghe ý kiến khách hàng để cải thiện lại tình hình và đưa ra chiến lược hiệu quả hơn.

Bước 3: Tiến hành thực hiện

Việc vạch ra các chiến lược kinh doanh sau khi phân tích data chỉ là lý thuyết, còn muốn biết nó đạt hiệu quả đến đâu cần đưa ngay vào thực tiễn. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những cách triển khai Customer Insight khác nhau tùy thuộc vào năng lực và cách đánh giá thị trường của họ. Miễn sao chiến lược phải phù hợp và đem lại hiệu quả cao khi đưa vào thực hiện.

Hiện nay có rất nhiều cách để đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng như: chạy quảng cáo trên tivi, nền tảng mạng xã hội, content marketing, SEO, xây dựng website, … Do sự phát triển mạnh mẽ của internet hiện nay nên hình thức marketing online đang rất được ưa chuộng và đem lại hiệu quả vô cùng tốt.

Doanh nghiệp được tự do lựa chọn hình thức quảng cáo, promotion, kênh phân phối riêng cho mình. Hãy đảm bảo xây dựng hình ảnh tốt và có nhiều điểm nổi trội, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, cạnh tranh lành mạnh với đối thủ. Phương thức triển khai chiến lược hiệu quả sẽ đem lại nguồn khách hàng lớn đến với doanh nghiệp.

Qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Customer Insight là gì. Bạn nên áp dụng Customer Insight thật tốt và đúng cách để đem lại nhiều lợi ích hơn đến cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn đạt được thành công trong kinh doanh với Customer Insight nhé.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona