Digital Marketing

04 Tháng Năm, 2022

Marketing Plan Là Gì? 7 Bước Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Hiệu Quả

Marketing Plan có vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến lược tiếp thị và bán hàng của các doanh nghiệp. Nó quyết định tới hướng đi, cách làm, chi phí và tính hiệu quả của hoạt động marketing doanh nghiệp. Vậy Marketing Plan là gì? Kế hoạch marketing có những nội dung gì? Quy trình các bước xây dựng Marketing Plan là gì? Cùng Mona Software tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Marketing Plan là gì?

Marketing Plan là gì?

Marketing Plan (Kế hoạch Marketing) là một tài liệu mô tả về những nỗ lực truyền thông, quảng cáo của một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trong tương lai. Kế hoạch này bao gồm những mô tả tình hình truyền thông quảng cáo hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, mô tả chiến lược – chiến thuật marketing dự định áp dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị cuối cùng.

Các nhà quản trị marketing cần phải xây dựng Marketing Plan làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các kế hoạch marketing sẽ có thời gian thực hiện dài ngắn khác nhau tùy vào mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp. Nó có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm hoặc vài năm.

Lý do cần có Marketing Plan là gì?

Lý do cần có Marketing Plan là gì?

Xây dựng Marketing Plan là doanh nghiệp đang tạo một kế hoạch chức năng và công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nó sẽ đem tới nhiều lợi ích cho quá trình tiếp thị của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Kế hoạch marketing giúp xác định được các cơ hội, nguồn lực, mục tiêu, chiếc lược với các định hướng và kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp xác định được các nội dung, đầu công việc nào cần phải làm. Việc nào làm trước, việc nào làm sau và làm như thế nào để tối ưu chi phí, hiệu quả cao nhất.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức thực hiện và điều hành một cách chủ động.
  • Kế hoạch marketing tạo sự thống nhất trong công việc. Bộ phận marketing biết sẽ phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân với hướng dẫn làm việc cụ thể. Các nhà quản trị qua kế hoạch cũng kiểm soát được quá trình thực hiện, hiệu quả làm việc của cá nhân, bộ phận dễ dàng hơn.
  • Kế hoạch marketing chất lượng là bước đệm để doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín trong lòng khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng hiệu quả.

Tóm lại, việc xây đựng được một Marketing Plan chất lượng giúp doanh nghiệp đảm bảo công việc đồng bộ, thực hiện đúng hướng, tối ưu ngân sách và đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu về thương hiệu và bán hàng.

Marketing Plan cần có những nội dung gì?

Marketing Plan cần có những nội dung gì?

Để đạt được mục đích tiếp thị, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing thực sự chất lượng và đầy đủ. Người xây dựng Marketing Plan phải hiểu và đảm bảo tạo ra bản kế hoạch marketing có đầy đủ các nội dung cần thiết.

Vậy một Marketing Plan sẽ có những nội dung gì? Dưới đây là các nội dung chính mà marketing plan cơ bản cần phải có:

STT Nội dung Mô tả
1 Bản tóm tắt hoạt động Marketing (Executive Summary) Nội dung bản tóm tắt chỉ cần trình bày ngắn gọn, hàm súc về ý tưởng và đề nghị những kế hoạch để nhà quản trị hiểu được vấn đề. Đây là cơ hội đầu tiên và chỉ cần bước này thành công thì bước sau sẽ đạt hiệu quả.
2 Thực trạng Marketing (Current Marketing Situation)

Ở phần này, người xây dựng kế hoạch cần phân tích dữ liệu có được để tìm ra các vấn đề sau:

  • Thị trường tiêu thụ
  • Sản phẩm
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Phân phối sản phẩm
  • Môi trường vĩ mô.
3 Cơ hội và thách thức (Opportunities and Issue Analysis)

Đây là phần có vai trò quan trọng quyết định tới việc tạo lập nên các chương trình marketing. Khi nhìn vào kết quả phân tích, hà quản trị có thể nhìn ra phương hướng kinh doanh, lường trước được kết quả kế hoạch đi tới. Bởi vậy, phần nghiên cứu cơ hội và thách thức cần đảm bảo độ chính xác cao.Nội dung phân tích bao gồm:

  • Phân tích cơ hội/thách thức.
  • Điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp.
  • Các vấn đề cần giải quyết.
4 Mục tiêu (Objectives)

Mục tiêu của kế hoạch Marketing cần:

  • Xác định và đưa ra cách thức để đáp ứng nhu cầu khách hàng đúng với sản phẩm.
  • Rút ngắn mục tiêu chung.
  • Giúp các thành viên trong team hành động thống nhất để đi đến đích cuối cùng.
  • Xác định được vị trí tương lai của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các dự toán về chi phí, cân đối với kết quả thu nhận được, giảm rủi ro khi đầu tư vào marketing.
5 Chiến lược marketing (Marketing Strategy) Dựa trên các dữ liệu, thông tin dề cập tại các mục trên, nhà quản trị sẽ tiến hành lập ra các chiến lược marketing rõ ràng với lộ trình nhất định để tiến tới mục tiêu đề ra.
6 Chương trình hành động (Action Programs) Chương trình hành động cần giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

  • Triển khai những công việc gì?
  • Làm khi nào?
  • Ai thực hiện?
  • Chi phí dự tính ra sao?
7 Dự tính lỗ – lãi (Project Profit-and-Loss Statement) Dự tính ngân sách và quản trị rủi ro là bước quan trọng trong mọi dự án. Nó là căn cứ để xác định xem liệu đây có phải là một bước đi nguy hiểm không? Nếu không tành công doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn như thế nào?Bên cạnh đó, việc dự tính các khoản chi phí, mức bán và lãi lỗ cũng là cơ sở để phát triển các kế hoạch sản xuất, tuyển chọn nhân lực và thực hiện marketing.
8 Kiểm soát (Controls) Kế hoạch marketing chỉ có thể thành công nếu có sự góp sức của tất cả đội ngũ ừ ban lãnh đạo tới các nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ nhiệt tình hay khả năng cũng như biết cách thực hiện kế hoạch.Những người chịu trách nhiệm kiểm soát sẽ làm công tác đốc thúc đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia vào tập trung cho kế hoạch. Đây chính là hình thức kiểm tra, giám sát để kế hoạch tuân theo đúng hướng và hạn chế tối đa sai phạm.

Quy trình các bước xây dựng kế hoạch Marketing

Mọi chiến lược marketing muốn đạt hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình. Bạn có thể xây dựng Marketing Plan theo các bước sau đây:

Bước 1 – Phân tích thị trường

Phân tích thị trường

Ông bà ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc nắm vững về thị trường là điều cực kỳ quan trọng để bạn biết bạn ở đâu, phải làm gì và nên làm như thế nào. Và bước này cần được thực hiên trước khi bắt đầu vào sản xuất sản phẩm.

Khi kiểm tra, cần lưu ý 4 vấn đề quan trọng sau:

  • Điểm mạnh của công ty.
  • Điểm yếu của công ty.
  • Đánh giá chung về thị trường: sản phẩm/lĩnh vực công ty hoạt động, yếu tố xã hội – pháp luật, những dịp nào liên quan, báo chí chính thống có bài viết nào liên quan,…
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Họ có những động thái gì? Lợi thế/điểm yếu của họ,…

Bước 2 – Xác định khách hàng tiềm năng

Hãy phân tích chân dung khách hàng tiềm năng dựa trên 5 yếu tố sau:

  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Các yếu tố định tính (giới tính, công việc, tình trạng hôn nhân,…) như thế nào?
  • Yếu tố định lượng (thu nhập cá nhân, khả năn chi trả cho sản phẩm/dịch vụ,…) là bao nhiêu?
  • Nhu cầu thực tế về sản phẩm/dịch vụ của đối tượng này như thế nào?
  • Mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ ra sao?

Bước 3 – Xây dựng thông điệp cần truyền tải

Xây dựng thông điệp cần truyền tải

Khi làm tốt các bước trên, đội ngũ có thể bắt tay vào sáng tạo, xây dựng thông điệp ấn tượng gửi tới khách hàng. Ở bước này, doanh nghiệp cần làm rõ:

  • Doanh nghiệp đang đưa sản phẩm/dịch vụ gì cho khách hàng? Tại sao?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có điểm gì khác biệt vượt trội?
  • Những tiện lợi, lợi ích khách hàng đạt được từ sản phẩm/dịch vụ là gì?

Ngoài các yếu tố trên, thông điệp gửi tới khách hàng cần đảm bảo tính ngắn gọn, hướng đúng mục tiêu cụ thể. Không truyền tải thông điệp lan man, kém nổi bật hơn đối thủ.

Bước 4 – Chọn kênh quảng bá, truyền thông phù hợp

Lựa chọn một kênh tiếp thị hợp lý sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chẳng hạn:

  • Nhóm khách hàng người lớn tuổi, làm nội trợ: Họ có thời gian, muốn được truyền thông trực tiếp. Vậy thì điện thoại sẽ là kênh hiệu quả.
  • Nhóm khách hàng văn phòng, giới trẻ: Tiếp xúc nhiều internet, kênh mạng xã hội, bạn có thể sử dụng website, mạng xã hội, email để truyền tải.

Bước 5 – Lên kế hoạch triển khai

Sau khi xác định và phân tích xong, bạn có thể tiến hành lập kế hoạch hành động. Kế hoạch này giúp bạn trả lời các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/dịch vụ đưa là ra gì? Truyền tải thông điệp gì?
  • Kênh truyền thông nào?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?
  • Phản ứng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ như thế nào?
  • Ước tính có bao nhiêu khách hàng chuyển đổi hành động mua sản phẩm/dịch vụ?
  • Yếu tố khiến khách hàng hiểu lầm về sản phẩm là gì? Cách xử lý ra sao?

Trả lời được các vấn đề đó, đội ngũ marketing có thể đều xuất ngân sách từng giai đoạn. Một kế hoạch có mức chi tiêu càng hợp lý thì càng dễ thông qua và phát triển.

Bước 6 – Xác định ngân sách

Xác định ngân sách

Ngân sách marketing có thể xác định bằng nhiều cách như: ngành nghề, đặc tính sản phẩm, doanh số thu về, giá bán,…

Sau khi xác định ngân sách thì đội ngũ cần thực hiện baseline phân bổ ngân sách và phân bổ ngân sách theo từng giai đoạn của dự án.

Bước 7 – Đánh giá kế hoạch và báo cáo

Đây là bước cuối cùng để đánh giá thành công của một kế hoạch marketing. Bước này được thực hiện sau khi sản phẩm/dịch vụ ra mắt thị trường. Thời gian để bắt đầu đánh giá theo đổi theo từng kế hoạch, có thể vài tháng hoặc vài năm tùy tình hình.

Một số lưu ý khi lập Marketing Plan là gì?

Plan Marketing mục đích cuối cùng là tăng giá trị cho doanh nghiệp, giữ chân khách hàng và nâng cao thị phần. Nhưng để thực hiện được những mục tiêu đó đòi hỏi:

  • Bộ máy quản trị và nhân viên phải có tiếng nói chung.
  • Chuẩn bị đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
  • Có những kế hoạch dự phòng cho các trường hợp phát sinh có thể xuất hiện.
  • Đặt ra những kỳ vọng thực tế và kết quả có thể thực hiện được.

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp vấn đề Marketing Plan là gì? Quy trình các bước xây dựng kế hoạch marketing. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Marketing Plan và ứng dụng hiệu quả vào thực tế.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona