Kinh doanh online

12 Tháng Mười Một, 2024

Mô Hình Kinh Doanh Là Gì? Tổng Hợp Các Mô Hình Kinh Doanh Phổ Biến

seo

1,4k
360
50

Việc lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Các mô hình kinh doanh online phổ biến không chỉ định hướng phát triển doanh nghiệp, mà còn thu hút khách hàng và tạo ra giá trị. Về chi tiết, hãy cùng MONA Software tìm hiểu chi tiết hơn về các hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay trong bài viết sau đây.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì

Mô hình kinh doanh là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công cho các công ty, bởi nó mang đến những giá trị dài hạn và bền vững. Thế nhưng, việc phát triển những mô hình này không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận hay tiết kiệm chi phí, mà còn hướng đến sự phát triển toàn diện.

Đầu tiên, để triển khai các loại mô hình kinh doanh, bạn cần tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Từ đó, bạn có thể xác định những yếu tố khiến người dùng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngoài ra, đối với các khách hàng doanh nghiệp, bạn cần cho họ nhận biết giá trị hữu ích từ giải pháp của bạn, nhất là cách thức các nhà cung cấp tận dụng để phát triển công việc kinh doanh.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh sản xuất phù hợp

Việc xây dựng một mô hình sản xuất kinh doanh rõ ràng và hiệu quả không chỉ là một bước đi quan trọng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp nhờ những lý do sau:

  • Định hướng chiến lược và quyết định: Mô hình kinh doanh được xây dựng tốt sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi chiến lược và cung cấp khung tham chiếu để công ty đưa ra những quyết định hợp lý và hiệu quả. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.
  • Tối ưu hóa nguồn lực và hoạt động: Mô hình sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ,… Qua đó, công ty có thể xác định rõ các đối tác chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Các hình thức kinh doanh cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp có sự khác biệt trên thị trường thông qua các yếu tố như giá trị đề xuất độc đáo, phương thức tiếp cận khách hàng hoặc cách tối ưu hóa chi phí. Lợi thế này cũng giúp cho các công ty tăng cường sự trung thành và lòng tin của khách hàng, qua đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
  • Nâng cao khả năng thích ứng và đổi mới: Với môi trường luôn biến động, thay đổi nhanh chóng như kinh doanh, khả năng thích ứng và đổi mới là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vì nó sẽ thúc đẩy công ty liên tục tìm kiếm, triển khai các ý tưởng mới nhằm trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững.

Những mô hình kinh doanh phổ biến

Mô hình kinh doanh không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và thách thức. Dưới đây là các hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Mô hình kinh doanh online

Mô hình sản xuất kinh doanh online

Mô hình kinh doanh online là một mô hình vô cùng phổ biến. Đây là hình thức kinh doanh thông qua website, mạng xã hội,… và bạn hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh online.

Trên thực tế, hình thức kinh doanh mới này giúp tối ưu được rất nhiều chi phí cũng như không bị giới hạn về thời gian, không gian. Tuy nhiên, hình thức online cũng có một số hạn chế như chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc hàng hóa hay nghi ngại về chất lượng sản phẩm.

-> Tham khảo ngay: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh online cho người mới

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đây là mô hình kinh doanh tận dụng được những lợi thế của mạng Internet và bao gồm:

  • Mô hình B2B (Business To Business): Mô hình kinh doanh này được hiểu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác qua mạng Internet.
  • Mô hình B2C (Business To Consumer): Đây là loại hình mà doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng trên nền tảng trực tuyến.
  • Mô hình C2C (Consumer To Consumer): Mô hình này thể hiện các hoạt động mua bán, trao đổi qua Internet giữa các cá nhân, người tiêu dùng với nhau qua một số nền tảng như Chợ Tốt, Shopee, Sendo,…

Mô hình tiếp thị liên kết

Hình thức kinh doanh tiếp thị liên kết

Mô hình tiếp thị liên kết hay Affiliate là hoạt động kinh doanh được thực hiện khi khách hàng click vào một liên kết. Để ví dụ về mô hình kinh doanh này, bạn có thể hình dung như sau: Bạn sử dụng các website, mạng xã hội và gắn các đường link mua hàng vào trong các bài viết của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đó, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng.

Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Một ví dụ điển hình của loại hình kinh doanh này có thể kể đến chính là thương hiệu Apple với chiến lược tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes với giá hợp lý để bán cùng các sản phẩm chủ chốt có giá cao hơn như iPhone, iPad, Macbook,… Để dùng được App Store và iTunes, người dùng buộc phải mua được các sản phẩm chủ chốt và khiến cho người dùng bị mắc kẹt trong hệ sinh thái này của Apple.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Đối với mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp chi tiết về giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo,… cho bên được nhượng quyền thương hiệu. Theo đó, phía được nhượng quyền sẽ được phép bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Đồng thời, tùy vào chính sách thỏa thuận giữa hai bên mà bên được nhượng quyền sẽ phải trả phí hoặc phần trăm doanh thu nhất định.

Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc

Kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc

Đây là mô hình sản xuất kinh doanh mà công ty tự sở hữu và quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, phân phối và bán lẻ cho các sản phẩm của mình. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm tới người dùng với giá thấp hơn với tỷ suất lợi nhuận tốt hơn nếu kiểm soát tốt việc sản xuất. Có thể kể đến các công ty có cả nhà máy và cửa hàng bán lẻ Amazon, Apple, Samsung,…

Mô hình bán hàng trực tiếp

Mô hình bán hàng trực tiếp là hình thức kinh doanh mà sản phẩm, dịch vụ được bán trực tiếp từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng mà không thông qua các kênh trung gian. Thông thường, mô hình kinh doanh này sẽ được áp dụng trong các lĩnh vực như công nghệ, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm,…

DELL là doanh nghiệp ứng dụng thành công mô hình này khi có thể sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân với các phương thức bán hàng qua điện thoại hoặc trực tuyến, mà không cần tới sự tham gia của các bên trung gian như đại lý hay nhà phân phối.

Mô hình doanh thu ẩn

Facebook và Google là 2 ví dụ về mô hình kinh doanh này khi có các chiến lược kinh doanh khá giống nhau. Theo đó, họ cung cấp cho người dùng các ứng dụng, nền tảng miễn phí và kiếm tiền từ dữ liệu của những đối tượng này.

Cụ thể, Google và Facebook sẽ thu thập thông tin khách hàng rồi bán cho các doanh nghiệp dưới hình thức quảng cáo. Hai nền tảng này cũng cho phép các doanh nghiệp đặt link quảng cáo trên trang web của họ. Khi người dùng nhấn vào những liên kết này, Facebook và Google sẽ kiếm được tiền.

Mô hình kinh doanh trả phí Freemium

Loại hình kinh doanh trả phí Freemium

Mô hình kinh doanh trả phí Freemium đem đến sự kết hợp giữa 2 dịch vụ là miễn phí và trả phí. Miễn phí luôn là yếu tố thu hút khách hàng nên nếu công ty biết tận dụng một cách hợp lý, đồng thời doanh thu sẽ được đẩy mạnh trong tương lai. Chẳng hạn như các thương hiệu Spotify, LinkedIn, Canva,… cho phép khách hàng sử dụng miễn phí nhưng hạn chế một số chức năng. Từ đó, hướng đến khách hàng tiềm năng và kích thích họ sử dụng phiên bản trả phí.

Mô hình 1 đổi 1

Đây là loại hình được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa hình thức kinh doanh lợi nhuận và phi lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận chính là yếu tố kích thích khách mua hàng giúp doanh nghiệp phát triển, nhờ đó mà công ty kiếm được lợi nhuận và phát triển một cách bền vững.

Mô hình 1 đổi 1 đã được thương hiệu TOMS ứng dụng thành công, khi tung ra chương trình khi khách hàng mua 1 đôi giày thì sẽ có 1 đôi khác được tặng cho trẻ em nghèo trên toàn cầu. Người tiêu dùng đã hưởng ứng rất nhiệt tình khi họ vừa sở hữu một đôi giày đẹp, vừa được tham gia một hoạt động cộng đồng ý nghĩa.

Những lưu ý khi lựa chọn mô hình kinh doanh

Những lưu ý khi chọn mô hình kinh doanh

Để có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với tỷ lệ thành công cao, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Tiềm năng: Việc này là yếu tố giúp bạn nắm được phân khúc thị trường và chân dung khách hàng. Thông qua đó, bạn có thể quyết định đầu tư vào thị trường ngách hay thị trường chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Đối thủ cạnh tranh: Việc hiểu đối thủ cạnh tranh, họ đang áp dụng mô hình kinh doanh sản xuất nào sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Kênh phân phối: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp cũng là cách giúp bạn có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng, để sớm đạt được mức lợi nhuận như ý.
  • Tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận: Hãy liệt kê chi tiết các mức chi phí như mặt bằng, thiết kế, sản xuất,… để tính doanh thu và tiềm năng sinh lời của hình thức kinh doanh. Bằng cách này, bạn có thể lựa chọn được hình thức có tính khả thi và rủi ro thấp.

Và có một cách hiệu quả khác mà doanh nghiệp có thể xem xét chọn lựa là ứng dụng các phần mềm quản lý trong quá trình kinh doanh như: Phần mềm quản lý nhà hàng, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý thu chi, … để giúp tối ưu về quy trình quản lý các hoạt động kinh doanh, nhân sự và tối ưu về chi phí cho các doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực.

Có thể thấy, mô hình kinh doanh là nền tảng cho sự thành công bền vững của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và để có thể xác định những phương hướng hành động rõ ràng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của MONA Software sẽ thực sự hữu ích cho những ai quan tâm đến các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay và giúp bạn chọn lựa được hình thức phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp bạn nhé.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona