Blog

18 Tháng Năm, 2022

5 Mô Hình Tổ Chức Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải có mô hình tổ chức chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế và loại hình kinh doanh mà mỗi công ty lại có mô hình tổ chức khác nhau. Cùng Mona Software tìm hiểu về những mô hình tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về mô hình tổ chức doanh nghiệp

Giới thiệu về mô hình tổ chức doanh nghiệp

Mô hình tổ chức hay còn gọi là cơ cấu tổ chức có tên tiếng Anh là Organization Structure. Mô hình tổ chức đề cập đến cách thức công việc được lưu thông trong doanh nghiệp. Thông qua phòng ban với các nhân viên thuộc vị trí khác nhau nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

Doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và phù hợp, đồng thời cần luôn luôn đổi mới để theo kịp thời đại. Đó là nền tảng để sắp xếp, liên kết mọi bộ phận trong công ty với nhau. Có thể nói, mô hình doanh nghiệp góp phần quan trọng vào thành công của một công ty.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo cần phải có hiểu biết về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch thành lập, điều chỉnh phù hợp với thực tế. Nếu bạn là nhân viên, mô hình tổ chức của công ty sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về quy mô doanh nghiệp. Cùng với đó là tiềm năng thăng tiến trong công việc của bạn.

Những mô hình tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Có nhiều mô hình tổ chức doanh nghiệp hiện nay và chúng đều đang biến đổi linh hoạt để phù hợp với thực tế. Dưới đây là chi tiết những mô hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường Việt Nam.

Mô hình tổ chức doanh nghiệp phân quyền

Mô hình tổ chức doanh nghiệp phân quyền

Hierarchical Organization – mô hình tổ chức phân quyền là loại hình đơn giản và lâu đời nhất. Doanh nghiệp sử dụng mô hình này sẽ hoạt động theo trình tự từ cao đến thấp. Mọi chỉ thị sẽ được ban hành lần lượt từ trên xuống, ý kiến của nhân viên sẽ đề xuất lần lượt từ dưới lên.

Mô hình tổ chức phân quyền thể hiện rõ trách nhiệm công việc của từng người. Nhân viên cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng của bản thân. Có thể chia sẻ nguồn lực lao động một cách dễ dàng mà không bị trùng lặp lợi ích.

Tuy nhiên, tổ chức doanh nghiệp phân quyền có sự phân biệt rất lớn giữa nhân viên và sếp. Mối quan hệ của họ chỉ là người đi làm và người trả lương, không có gắn kết tình cảm nhiều. Chính bởi vậy mà mô hình tổ chức này đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu của nhân viên thế hệ trẻ hiện nay.

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo chức năng

Functional Organization là mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ phụ trách quản lý công việc theo từng chức năng. Cụ thể như tài chính, nhân sự, nghiên cứu phát triển, sản xuất, bán hàng, hành chính… Đặc điểm của mô hình tổ chức này là người quản lý doanh nghiệp phải có chuyên môn nghiệp vụ tốt, nắm bắt và xử lý được mọi hoạt động trong phạm vi phụ trách của mình.

Cơ cấu tổ chức chức năng giúp doanh nghiệp luôn đưa ra chỉ thị cụ thể cho mọi nhân viên. Từng người đều có công việc và trách nhiệm cố định, có thể dễ dàng đối soát. Functional Organization có mức độ chuyên môn cao hơn nên hiệu quả công việc cũng được cải thiện.

Trong doanh nghiệp tổ chức theo chức năng, việc một bộ phận có nhiều nhân viên quản lý là chuyện bình thường. Điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc nhưng đồng thời cũng khiến nội bộ dễ xảy ra xung đột. Mô hình này cũng gây rào cản trong việc liên kết các bộ phận làm việc với nhau.

Cơ cấu tổ chức ma trận

Cơ cấu tổ chức ma trận

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ma trận – Matrix Organization ra đời dựa trên hệ thống hỗ trợ đa chiếu và quyền hạn. Các quyết định, chỉ thị sẽ được chuyển đi theo cả chiều ngang (cơ sở hoạt động) và chiều dọc (bộ phận chức năng).

Mô hình tổ chức ma trận được nhận xét là phức tạp và khó sử dụng nhất. Nhưng hiệu quả mà Matrix Organization mang lại cho doanh nghiệp là không thể bàn cãi. Sử dụng mô hình ma trận, luồng thông tin trong cả công ty đều được xuyên suốt. Các cá nhân cũng có thể phát huy bản thân ở mức tối đa, có sự giao tiếp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.

Nhược điểm của Matrix Organization là rất dễ gây ra xung đột lợi ích giữa các nhóm quản lý với nhau. Hơn nữa, mô hình này tuy phổ biến nhưng lại hạn chế lĩnh vực áp dụng. Tại Việt Nam, chỉ có các công ty hàng không mới áp dụng được mô hình tổ chức ma trận. 

Mô hình tổ chức doanh nghiệp phẳng

Flat Organization hay còn gọi là mô hình tổ chức doanh nghiệp phẳng. Trong công ty, tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau, tự quản lý nhau. Mới nghe thì có thể cảm thấy mô hình này không thể vận hành được công ty nhưng thực tế những doanh nghiệp áp dụng Flat Organization rất được giới trẻ yêu thích.

Mô hình tổ chức phẳng giúp tinh gọn bộ máy quản lý sẽ giúp công ty tiết kiệm nhiều chi phí. Rút ngắn thời gian đề xuất và giải quyết ý kiến, nâng cao trách nhiệm với công việc của nhân viên, gia tăng sự giao tiếp giữa mọi người… Đó đều là các ưu điểm cơ cấu tổ chức phẳng mang lại cho doanh nghiệp. Flat Organization hoạt động tốt nhất trong các công ty quy mô nhỏ.

Mô hình quản lý phi tập trung

Mô hình quản lý phi tập trung

Mô hình quản lý phi tập trung tên tiếng Anh là Holacratic Organizations. Đây là kiểu mô hình quản lý không cần đến cấp bậc hay chức danh. Mọi công việc đều được phân theo vai trò, một người có thể đảm nhận nhiều vị trí.

Có thể hiểu trong doanh nghiệp sử dụng Holacratic Organizations không có cấp trên. Ai cũng là nhân viên và tự là sếp của chính mình. Bởi vậy, làm việc trong một doanh nghiệp quản lý phi tập trung đòi hỏi sự tự giác và minh bạch rất cao.

Holacratic Organizations sẽ thay đổi sức mạnh của cả một doanh nghiệp. Mỗi cá nhân đều tự xác định được vai trò, trách nhiệm của bản thân, không ngừng cố gắng chứng minh năng lực của chính mình. Chính bởi vậy hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp quản lý phi tập trung đều rất tốt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức doanh nghiệp

Mỗi một mô hình tổ chức doanh nghiệp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Không phải doanh nghiệp này sử dụng mô hình này phù hợp thì doanh nghiệp kia cũng thế. Sự phù hợp của một tổ chức doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

  • Chiến lược của doanh nghiệp: Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty hướng đến là tiền đề quyết định đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp đang vận hành, nếu mô hình không phù hợp với chiến lược công ty thì nhất định cần thay đổi.
  • Tài nguyên công nghệ: Thiết kế bộ máy quản lý doanh nghiệp nhất định cần đến tài nguyên về công nghệ, kỹ thuật. Nhưng doanh nghiệp có nền tảng công nghệ cao không thể sử dụng một mô hình tổ chức lỗi thời được.
  • Nguồn nhân lực công ty: Số lượng nhân viên cũng có ảnh hưởng đến mô hình doanh nghiệp. Chẳng hạn một công ty có quy mô lớn mà sử dụng mô hình phẳng thì không thể quản lý tốt được.

Trên đây là những thông tin về các mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Cuộc sống luôn thay đổi, những mô hình tổ chức doanh nghiệp cũng phải biến đổi theo để phù hợp với thực tế. Doanh nghiệp có tổ chức ổn định sẽ giúp việc vận hành thuận lợi và giảm bớt gánh nặng công việc.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona