Blog

16 Tháng Năm, 2022

Six sigma Là Gì? Quy Trình Áp Dụng Six sigma Cho Người Mới

Hiện nay, trong mọi quy trình sản xuất, sai sót là điều không thể không xảy ra, kể cả khi các doanh nghiệp đã cố gắng hết sức. Thế nên, chỉ còn một cách duy nhất là hạn chế tối đa khả năng xảy ra lỗi. Một trong những cách được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng chính là Six Sigma.

Six sigma là gì?

Six sigma là gì?

Six Sigma hay còn gọi là 6 Sigma hoặc 6σ. Đây là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh cũng như quản lý chất lượng thông qua các kết quả thống kê về lỗi. Từ đó sẽ xác định nguyên nhân của khuyết tật và bắt đầu xử lý lỗi nhằm gia tăng tính chính xác của toàn bộ quy trình.

Không nên nhầm lẫn Six Sigma với hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001. Hệ phương pháp này giúp doanh nghiệp có được lối tư duy mới. Thay vì tập trung quá nhiều vào việc sửa chữa sản phẩm lỗi, doanh nghiệp nên cải thiện quy trình sản xuất để ngăn chặn lỗi có thể xảy ra. Điều này tạo được sự ổn định cho quá trình hoạt động cũng như trong kinh doanh.

Phương pháp này sử dụng thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong quá trình. Doanh nghiệp sẽ tiến hành sửa chữa, biến nó gần như hoàn hảo đến mức không có lỗi. Lý tưởng nhất, quy trình không tồn tại nhiều hơn 3.4 lỗi trên 1 triệu sản phẩm. Nó cũng chính là mức tiêu chuẩn của 6 Sigma.

Trên thực tế, 6 Sigma có thể đạt được độ hoàn hảo gần như tuyệt đối 99,99966%.

Ngoài ra, thị trường hiện nay còn có thêm Lean Six Sigma. Biến thể này được tạo ra bởi Toyota của Nhật Bản. Đây là kết quả của sự kết hợp các nguyên tắc quản lý với các tiêu chuẩn của Six Sigma. Nó không chỉ loại bỏ lỗi, mà còn giúp giảm thiểu chất thải, rút ngắn quy trình sản xuất, mọi hoạt động có độ chính xác cao.

Lợi ích của six sigma

Lợi ích của six sigma

Giữ được lòng trung thành của khách

Six Sigma thường tập trung vào tìm hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng nên có được tính định hướng cao. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không đơn thuần là hoàn hảo, không mắc lỗi mà còn phải đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp giữ được những khách hàng trung thành.

Để có thể đạt được mục tiêu này, các đơn vị nên thực hiện khảo sát khách hàng, nghiên cứu hành vi từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Nhờ có Six Sigma, tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm đi rất nhiều và không có hiện tượng lặp lại lỗi trong tương lai, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, bỏ qua những lãng phí không cần thiết. Thêm vào đó, những sản phẩm được tạo ra lại được săn đón nhiều bởi khách hàng, lợi nhuận tăng cao lên, trong khi chi phí lại giảm. Đây là mong muốn của không ít doanh nghiệp trong thị trường ngày nay.

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Six Sigma không chỉ đảm bảo sản phẩm chất lượng mà còn rất coi trọng yếu tố con người. Phương pháp này giải quyết các mâu thuẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc đo lường và thái độ chủ động trong công việc. Từ đó các nhà quản lý có thể định hướng nhân viên dễ dàng hơn.

Nói một cách dễ hiểu, giữa một dây chuyền sản xuất hoạt động hiệu quả, nhân viên lại không biết vị trí làm việc cũng như trách nhiệm của mình thì liệu có còn hiệu quả nữa hay không?

Lập kế hoạch chiến lược

Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp SWOT để phân tích định hướng phát triển thì Six Sigma lại giúp tập trung nhiều vào các lĩnh vực cần cải thiện.

Ví dụ, khi đơn vị của bạn muốn hướng tới việc dẫn đầu trong chi phí thị trường, 6 Sigma có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ thỏa thuận với nhà cung cấp nguyên vật liệu để có được mức giá hợp lý nhất.

Mở rộng quy mô kinh doanh

Vào thời điểm mọi yếu tố thừa, khuyết tật bị loại trừ bởi Six Sigma, cũng chính là lúc mà không còn bất cứ rào cản nào đối với doanh nghiệp. Mô hình sản xuất kinh doanh cứ thế được mở rộng mà không gặp bất cứ khó khăn nào.

Nguyên tắc của Six sigma

Luôn hướng tới khách hàng

Six Sigma cũng rất tập trung tới những đánh giá, nhận xét của khách hàng. Mọi thay đổi trong bộ máy cũng như quy trình sản xuất đều căn cứ vào nhu cầu cũng như đóng góp của khách hàng.

Đề cao dữ liệu và dữ kiện

Doanh nghiệp luôn gặp 2 câu hỏi khó trước khi đưa ra quyết định như:

  • Những thông tin đó có thực sự cần thiết?
  • Áp dụng Six Sigma sao cho hiệu quả?

Khi sử dụng Six Sigma, những thông tin hữu ích không phải là quyết định chủ quan mà đã được đo lường rất chính xác.

Quản trị chủ động

Việc tìm ra những lỗi trong quá trình sản xuất giúp gia tăng tính chính xác cho quy trình. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể chủ động ngăn ngừa khuyết tật chứ không phải là để xảy ra lỗi rồi mới đi xử lý.

Cộng tác không có rào cản

Six Sigma giúp kết nối các bộ phận trong công ty lại với nhau mà không có bất cứ rào cản hay giới hạn nào. Từ đó, quy trình hoạt động được trơn tru, không mắc lỗi.

Hướng tới sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm

Với tỷ lệ 3.4 lỗi trên 1 triệu sản phẩm, Six Sigma vẫn không tuyệt đối chính xác. Vì thế, doanh nghiệp không nên mong muốn sự tuyệt đối ngay từ ban đầu. Thất bại vẫn có thể xảy ra nhưng doanh nghiệp phải biết cách sửa sai, rút kinh nghiệm.

Tổng quan về quy trình 6 sigma cho người mới

Để thực hiện được Six Sigma, các doanh nghiệp cần trải qua 4 bước:

  • Define ( Xác định): Đây là bước doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và thị trường. Từ đó có thể nhận xét tổng quan về đơn vị, xác định được khu vực trọng điểm cần khai thác.
  • Measure ( Đo lường): Doanh nghiệp sẽ thu thập thông tin và dữ liệu để tìm ra những lỗi có thể xảy ra khi sản xuất.
  • Analyze ( Phân tích): Đến bước này, doanh nghiệp nên xác định cơ hội phát triển, định hướng được mục tiêu. Các giải pháp cũng sẽ được đưa ra ở bước này, nhưng phải luôn đi kèm với kiểm định nghiêm ngặt và có nhiều biện pháp dự phòng khác.
  • Improve ( Cải tiến): Doanh nghiệp bắt đầu đưa những cải tiến vào trong dây chuyền. Bên cạnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.

Những trường hợp áp dụng thành công six sigma

Tiêu hủy 150.000 sản phẩm lỗi và bước ngoặt táo bạo của Samsung

Tiêu hủy 150.000 sản phẩm lỗi và bước ngoặt táo bạo của Samsung

Khi gia nhập thị trường toàn cầu, Samsung đã thất bại khi tung ra thị trường sản phẩm Samsung SH- 700. Tỷ lệ lỗi của sản phẩm này lên tới 11,8% và đã buộc Samsung phải thu hồi 150.000 sản phẩm, gây ra cú chấn động trên thị trường.

Từ đó, Samsung không tập trung sản xuất ồ ạt mà tập trung nhiều vào chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu. Và Six Sigma đã được lựa chọn.

Samsung đã mở rộng phạm vi sử dụng Six Sigma sang nhiều bộ phận nhân sự khác nhau, sau đó là toàn bộ chuỗi cung ứng. Mọi nhân viên của Samsung đều được đào tạo và sử dụng thành thạo Six Sigma.

Và kể từ đó, các mẫu điện thoại của Samsung được thay đổi và xuất hiện nhiều cái tên đình đám thời đó là Samsung Galaxy S7, S7 edge hoặc Samsung J7 Prime.

Đến năm 2018, Samsung dẫn đầu thị trường toàn cầu trong sản xuất smartphone.

Ford Việt Nam tiết kiệm 1,2 triệu USD nhờ áp dụng Six Sigma

Ford Việt Nam tiết kiệm 1,2 triệu USD nhờ áp dụng Six Sigma

Ford Việt Nam sử dụng 6 Sigma vào hơn 200 dự án cải tạo quy trình sản xuất vào năm 2000. Tới năm 2007, Ford đã tiết kiệm được 1,2 triệu USD và có được hơn 90% sự hài lòng của khách hàng qua từng năm.

Một trong những dự án tiêu biểu của việc áp dụng Six Sigma của Ford chính là giảm số lượng xe container chở linh kiện nhập khẩu. Ford thấy rằng, các container chở xe hơi nhập khẩu vào Việt Nam có khá nhiều chỗ trống, nên việc sắp xếp lại vị trí không gian sẽ tối ưu hơn. Nhờ đó, 150000 USD đã được tiết kiệm bởi Ford vào năm 2005.

Như vậy, Six Sigma đã giúp các doanh nghiệp không chỉ trong việc giảm thiểu lỗi trong quy trình sản xuất mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp không thể thành công ngay lập tức mà cần phải hiểu rõ về Six Sigma cũng như chuẩn bị hết những phương pháp đề phòng.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona