14 Tháng Bảy, 2022
4 Chiến Lược Cạnh Tranh Phổ Biến Trong Kinh Doanh
Để các doanh nghiệp có được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường hay chiếm được thị phần thì cần phải xây dựng những chiến lược kinh doanh và xác định được đối thủ cạnh tranh. Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững các nhà lãnh đạo cần phải nắm vững các chiến lược để phát huy tốt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Vì thế xây dựng các kế hoạch cạnh tranh luôn là nhiệm vụ cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.Vậy hiểu thế nào là chiến lược cạnh tranh? Có những chiến lược cạnh tranh nào phổ biến hiện nay?
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh hay competitive strategy là hệ thống các chiến lược được doanh nghiệp triển khai dài hạn hoặc ngắn hạn. Chiến lược này được vạch ra nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Ngoài ra, chiến lược còn giúp doanh nghiệp đánh giá được ưu điểm và nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức của mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mục đích chính của các kế hoạch cạnh tranh là để giúp doanh nghiệp tạo dựng được một vị trí vững chắc trong ngành và đem về lợi tức đầu tư (ROI) vượt trội. Đay là loại chiến lược đóng vai trò quan trọng trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao và người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tương tự.
Chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp
Ngày nay, các chiến lược phát triển và cạnh tranh giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các ngành công nghiệp có sự thay đổi nhanh chóng cùng với đó là nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao. Vì thế, chỉ khi doanh nghiệp tạo được cho mình một lợi thế cạnh tranh thì mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tồn tại lâu dài.
Ở các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh thường được thể hiện dưới 2 hình thức là chi phí thấp và khác biệt hoá. Chính sự kết hợp của hai lợi thế cạnh tranh này cùng với phạm vi hoạt động mà doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ tạo nên ba kế hoạch cạnh tranh tổng quát là: chiến lược tập trung, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa.
4 chiến lược cạnh tranh phổ biến
Muốn có được một vị thế nhất định trên thị trường, các doanh nghiệp không thể bỏ qua 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến sau đây.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp
Mục tiêu then chốt mà các doanh nghiệp đặt ra khi áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp (cost leadership strategy) là hướng đến việc trở thành một nhà cung ứng hay nhà sản xuất có giá thành sản phẩm được đánh giá là thấp nhất trong toàn ngành kinh doanh.
Để hoàn thành được mục tiêu mà chiến lược này đặt ra thì các doanh nghiệp áp dụng cần phải đầu tư cho sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Nguyên nhân do hiệu quả của chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp được đánh giá dựa vào quy mô của doanh nghiệp. Do đó, đối với những doanh nghiệp đang có quy mô nhỏ sẽ rất khó để có thể theo đuổi và áp dụng được chiến lược này.
Ngoài ra, các nhà phân phối cũng có thể áp dụng được chiến lược này bởi điểm cốt lõi của chiến lược nằm ở chỗ có thể cung cấp sản phẩm thấp hơn trong lĩnh vực.Bên cạnh đó, nguồn cung nguyên vật liệu với giá thấp, hoạt động phân phối, quản lý hiệu quả,..cũng là những yếu tố giúp công ty có thể thực hiện chiến lược này.
Chiến lược khác biệt hóa
Khi áp dụng chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp phải duy trì được những tính năng độc lập, khác biệt của sản phẩm dịch vụ mà mình đang sở hữu trên thị trường. Một sản phẩm cần có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng ngành trên thị trường thông qua các tính năng cao hơn, chất lượng vượt trội hơn,..Và khi sản phẩm sở hữu sự khác biệt thì doanh nghiệp có thể bán với giá cao hơn so với các sản phẩm tương tự.
Khi chiến lược khác biệt hóa được áp dụng thành công, doanh nghiệp có thể tạo ra được những sản phẩm có tính đột phá sẽ đem lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Ngoài ra, khi thực hiện chiến lược này doanh nghiệp sẽ có cơ hội dẫn đầu xu hướng trên thị trường.
Chiến lược tập trung chi phí
Chiến lược tập trung chi phí có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. Tuy nhiên ở chiến lược này doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và áp dụng mức chi phí thấp nhất trong phân khúc thị trường. Từ đó, cung cấp các sản phẩm với mức giá thành thấp nhất.
Doanh nghiệp thực hiện chiến lược này sẽ dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, chiến lược tập trung chi phí sẽ phù hợp với những doanh nghiệp muốn thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Chiến lược tập trung phân biệt
Giống như chiến lược tập trung chi phí, chiến lược tập trung phân biệt cũng tạo ra sự khác biệt trên một phân khúc thị trường cụ thể. Tuy nhiên với chiến lược này các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ khi áp dụng bởi nó sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn khi mà doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển trên một phân khúc.
Đã làm kinh doanh sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến các chiến lược vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có tầm nhìn để giải quyết một cách hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này của MonaSoft đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!