Quản lý giáo dục

19 Tháng Tư, 2024

Interactive Learning Là Gì? Các Ứng Dụng Học Tập Tương Tác Hiệu Quả

seo

1,4k
360
50

Trong thời đại công nghệ số, nhu cầu về phương pháp giảng dạy và tiếp thu kiến thức cũng có những thay đổi đáng kể. Trong đó, Interactive Learning hay Học tập tương tác nổi lên như một phương pháp học tập chủ động, mang đến trải nghiệm học tập hiệu quả, thu hút người học. Vậy Interactive Learning là gì? Và những lợi ích của phương pháp học tập này là gì? Hãy cùng MONA Software tìm hiểu rõ hơn về phương pháp học tập đầy thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!

Interactive Learning là gì?

Interactive Learning là gì?

Interactive Learning (Học tập tương tác) là phương pháp học tập trái ngược với việc học thụ động, chỉ tiếp nhận thông tin từ giáo viên hay sách vở. Thay vào đó, đây là một phương pháp học tập tích cực, khuyến khích người học tham gia trực tiếp vào quá trình học tập thông qua các hoạt động đa dạng như thảo luận, tranh luận, giải quyết vấn đề, làm dự án,…

Interactive Learning phá vỡ rào cản truyền thống giữa người dạy và người học, tạo nên môi trường học tập mở, tăng tương tác và kích thích tư duy sáng tạo. Nhờ đó, người học không chỉ ghi nhớ kiến thức một cách thụ động mà còn có cơ hội thấu hiểu, ứng dụng và phát triển kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Đặc biệt, phương pháp Học tập tương tác này còn có thể áp dụng được cả hai hình thức học trực tiếp và học trực tuyến, cũng như ứng dụng được trong bối cảnh đào tạo khác nhau của nhiều trường học và doanh nghiệp. Theo đó, Interactive Learning có thể bao gồm các hoạt động chính như: 

  • Thảo luận nhóm
  • Hỏi đáp (Học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc các bạn học trả lời)
  • Bài giảng tương tác
  • Đặt vấn đề thực tế và áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết
  • Sử dụng công nghệ như các ứng dụng học tập tương tác, E-learning, hệ thống LMS,…

Ưu và nhược điểm của Interactive Learning

Mỗi phương pháp học tập đều có những ưu nhược điểm khác nhau và Interactive Learning cũng không ngoại lệ. Cụ thể, hãy cùng MONA đi vào chi tiết về các đặc điểm dưới đây: 

Ưu điểm

Ưu điểm của hình thức Học tập tương tác là giúp tăng sự tương tác, chủ động trong học tập
  • Tạo môi trường học tập vui vẻ, hấp dẫn: học tập tương tác giúp biến việc học trở nên thú vị và thu hút hơn. Học sinh có thể tham gia tích cực vào việc học thông qua các hoạt động tương tác, video, trò chơi hay các tài liệu đa phương tiện khác. 
  • Khuyến khích tham gia tương tác: Học sinh được khuyến khích tham gia trực tiếp vào quá trình học tập, tương tác nội dung với giáo viên, bạn bè. Từ đó thúc đẩy hoạt động thảo luận, chia sẻ kiến thức, hợp tác giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học. 
  • Khả năng tùy chỉnh: Học sinh có thể dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm học tập dựa trên nhu cầu cá nhân của mình. Cụ thể, các em có thể lướt nhanh qua các khái niệm đã nắm vững và dành nhiều thời gian hơn cho các phần khó hơn. 
  • Trải nghiệm thực tế: Interactive learning thường được thiết kế giúp học sinh học đi đôi với hành, có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Điều này giúp việc học tập trở nên hiệu quả và giúp nhớ lâu hơn. 

Nhược điểm

Nhược điểm của phương pháp học tập Interative learning
  • Rủi ro về vấn đề kỹ thuật: Bất kể sử công nghệ nào cũng đều tiềm ẩn những sự cố và rủi ro trong quá trình sử dụng. Ngay cả những thiết bị hay chương trình tốt nhất cũng sẽ có những lúc hoạt động không như mong muốn. 
  • Thời gian trong khâu chuẩn bị của giáo viên: Chương trình giảng dạy tương tác cần phải được lên ý tưởng, chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nên việc áp dụng phần mềm số hóa có thể gây áp lực cho nhiều thầy cô. 
  • Khó khăn khi áp dụng riêng lẻ: Đối với nhiều giáo viên và học sinh, việc áp dụng công nghệ số hóa hay chuyển đổi hoàn toàn sang học tập tương tác không phải lúc nào cũng hiệu quả và có thể thích nghi kịp thời. Thay vào đó, nhiều thầy cô lựa chọn sự kết hợp giữa học tập tương tác và phương pháp giảng dạy truyền thống. 
  • Yêu cầu kiến thức về kỹ thuật: Để có thể sử dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy tương tác, đòi hỏi cả học sinh và giáo viên cần có kiến thức cơ bản về kỹ thuật. Chính vì vậy, đây có thể là một trở ngại cho những đối tượng không rành về công nghê.
  • Yêu cầu về tài nguyên: Interactive Learning đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn về tài nguyên, từ công cụ đến các thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất. Đây có thể là một thách thức lớn đối với các tổ chức và cá nhân có nguồn lực hạn chế. 

Lợi ích của phương pháp Interactive Learning

Interactive Learning là một trong những phương pháp đòi hỏi nhiều về sự đầu tư ngay từ thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng cách, phương pháp này sẽ trở nên đơn giản và đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả người dạy và người học.

Lợi ích của Interactive Learning với người dạy

Học tập tương tác giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy
  • Tăng cường hiệu quả giảng dạy: Giáo viên có thể nhận thấy ngay sự hiểu biết và mức độ tiếp thu của học sinh thông qua tương tác, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. 
  • Thời gian linh hoạt: Phương pháp Học tập tương tác cho phép giáo viên dễ dàng lên kế hoạch bài giảng mà không bị ràng buộc bởi vị trí địa lý. Giúp giáo viên có thể dạy học ở bất kỳ đâu, dễ dàng quản lý thời gian và công việc linh hoạt hơn.
  • Tài liệu học tập sáng tạo: Interactive Learning giúp giáo viên xây dựng bộ bài giảng sáng tạo và đa dạng hơn bằng cách sử dụng video, hình ảnh, trò chơi và nhiều phương tiện khác. 

Lợi ích của Học tập tương tác đối với người học

Interactive learning giúp khơi dậy sự tò mò với việc học
  • Kích thích sự tò mò: Trẻ em vốn dĩ rất tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Quá trình học tập đơn điệu hoặc lặp đi lặp lại có thể làm giảm sự hứng thú này hoặc mất đi sự tập trung trong quá trình học tập. 
  • Ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn: Học tập tương tác khuyến khích sử dụng đa giác quan. Các em không chỉ được đọc, được xem mà còn được khám phá, tham gia, trải nghiệm và tương tác. Phương pháp này kích thích nhiều phần của não bộ, giúp các em ghi nhớ thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. 
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Interactive Learning sử dụng công nghệ số hóa giúp học sinh và giáo viên tiết kiệm được thời gian di chuyển. Học tập có thể diễn ra ở bất cứ đâu chỉ cần thiết bị được kết nối internet. Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu trực tuyến thay cho sách giáo trình in ấn cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. 
  • Rèn luyện tư duy phản biện: Học tập tương tác thúc đẩy tư duy phản biện, đặt câu hỏi và tham gia vào các thí nghiệm, từ đó phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận logic.
  • Phát triển tư duy phân tích và ra quyết định: Thông qua học tập tương tác, học sinh được khuyến khích phân tích thông tin và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu có sẵn, qua đó học cách đánh giá các lựa chọn và hiểu rõ hậu quả của các quyết định.
  • Tăng cường trí tưởng tượng, sáng tạo và logic: Các hoạt động tương tác như giải câu đố và tham gia trò chơi logic khuyến khích sự sáng tạo và kích thích trí tưởng tượng của học sinh
Phương pháp học tập tương tác giúp phát triển tính sáng tạo, tư duy cho người học

Cách dạy học theo phương pháp Interactive Learning

Thầy cô có thể áp dụng các phương pháp Interactive Learning để thúc đẩy sự tương tác và tham gia tích cực của học sinh trong lớp. Một số phương pháp học tập tương tác điển hình mà các thầy cô có thể tham khảo như: 

Bài giảng nâng cao

Bài giảng nâng cao trong phương pháp Interactive Learning là cách mà giáo viên sử dụng các công cụ tương tác để câu hỏi cho học sinh trong suốt bài giảng, nhằm mục đích khuyến khích học sinh phân tích và suy luận. Một số công cụ giảng dạy cho phép thầy cô thăm dò ý kiến của học sinh, tạo ra các cuộc thảo luận nhóm,… từ đó giúp giáo viên có thể điều chỉnh bài giảng sao cho phù hợp với từng học sinh. 

Lớp học đảo ngược

Lớp học đảo ngược là cách ứng dụng Interactive learning sáng tạo

Lớp học đảo ngược (flipped classroom) đảo ngược truyền thống giảng dạy và làm bài tập. Theo đó, học sinh xem bài giảng ở nhà qua video và dành thời gian ở lớp để thực hành, thảo luận, và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp này, thầy cô đóng vai trò là người quản lý, hướng dẫn cuộc thảo luận và tổng kết lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của buổi học.

Chi tiết việc triển khai mô hình lớp học đảo ngược, bạn hãy cùng MONA tham khảo các bước dưới đây:

  • Xác định mục tiêu và nội dung cho bài học.
  • Soạn nội dung mới và cung cấp cho học sinh các tài liệu tham khảo đa phương tiện (video, audio, hình ảnh, ebook,…) để các em tự tìm hiểu và tiếp cận kiến thức tại nhà.
  • Trên lớp học, giáo viên sẽ ghép nhóm để các em thảo luận về những gì mà các em đã chuẩn bị từ trước về nội dung bài học mới và chủ yếu giải đáp các thắc mắc của các em.
  • Sau quá trình này, giáo viên sẽ đánh giá và tổng kết lại kiến thức trọng tâm, nhằm củng cố thêm kiến thức cho các em.

Hướng dẫn chéo

Hướng dẫn chéo là một phương pháp học tập tương tác mà học sinh sẽ thảo luận và bàn bạc với nhau để giải quyết câu hỏi hoặc vấn đề trong quá trình học tập. Phương pháp triển khai cụ thể như sau: 

  • Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi liên quan, đảm bảo câu hỏi thu hút và kích thích sự tò mò của học sinh. 
  • Trong buổi học, thầy cô dành một khoảng thời gian đề giới thiệu kiến thức đến học sinh
  • Sau đó, thầy cô đưa ra câu hỏi liên quan và yêu cầu các em trả lời theo quan điểm riêng của mình. 
  • Sau vài phút thảo luận, học sinh được ghép nhóm thảo luận về câu trả lời của nhau để đưa ra đáp án cuối cùng để trình bày trước lớp. 
  • Thầy cô kết thúc buổi học bằng cách tổng hợp lại kiến thức chính và phân tích các khái niệm quan trọng. 

Học theo nhóm

Học tập theo nhóm là cách ứng dụng Interactive learning hiệu quả

Học theo nhóm khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết bài tập hoặc thảo luận về một chủ đề. Cụ thể: 

  • Chuẩn bị vấn đề và mục đích thảo luận
  • Chia học sinh thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người
  • Các nhóm sẽ thảo luận và giải quyết các vấn đề cùng nhau
  • Sau phần thảo luận, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi hoặc cho bài kiểm tra để chắc chắn học sinh đã hiểu bài
  • Sau khi kiểm tra, giáo viên sẽ trả bài cho cả lớp và phân tích các khái niệm quan trọng. 

Hỏi và đáp

Phương pháp hỏi và đáp trong lớp học tương tác khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và thảo luận trực tiếp với giáo viên và bạn bè, giúp làm sáng tỏ các khái niệm khó hiểu và thúc đẩy tư duy phản biện. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập mở, nơi học sinh có thể tự do thể hiện ý kiến và học hỏi qua trao đổi.

Động não

Cách ứng dụng interactive learning bằng hình thức Brain Storming

Động não (brainstorming) là một hoạt động nhóm trong đó học sinh được khuyến khích đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể, tự do nêu ra các sáng kiến để tìm ra giải pháp phù hợp nhất về một chủ đề nhất định.

Để triển khai phương pháp học tập tương tác này, bạn có thể tiến hành như sau:

  • Giáo viên sẽ lên mục tiêu và nội dung cụ thể cho buổi Brainstorming.
  • Yêu cầu người học tự suy luận, khuyến khách các  em đưa ra các ý tưởng sáng tạo,… trong vài phút.
  • Sau đó, thầy cô sẽ mời các em lên trình bày về ý tưởng và thảo luận cùng lớp học.
  • Cuối buổi, cả lớp có thể bỏ phiếu để chọn ra giải pháp tốt nhất và thầy cô sẽ đánh giá, tổng kết lại buổi học.

Dạy học qua trò chơi

Phương pháp dạy học qua trò chơi, hay còn gọi là gamification, là một kỹ thuật mạnh mẽ trong Interactive Learning, vì nó biến quá trình học tập thành một hoạt động thú vị và hấp dẫn. Giáo viên có thể sử dụng các nền tảng trò chơi được thiết kế sẵn như Kahoot, Quizlet,… để tạo trò chơi học thuật. 

Bên cạnh các trò chơi được thiết kế sẵn, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi đóng vai để giải quyết tình huống, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức trong môi trường thực tế.

Dạy học tương tác qua công nghệ

Ứng dụng công nghệ trong dạy học là hình thức học tập tương tác tốt

Dạy học tương tác qua công nghệ bao gồm việc sử dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để tạo điều kiện cho việc học tập tương tác. Các cách áp dụng phương pháp này như: 

  • Sử dụng nền tảng học tập trực tuyến.
  • Sử dụng video bài giảng.
  • Sử dụng các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến để tạo cơ hội cho học sinh tương tác, thảo luận.
  • Sử dụng các phần mềm như Jamboard hoặc Microsoft Whiteboard.
  • Dạy học thông qua màn hình tương tác. 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Interactive Learning là gì và chi tiết về việc ứng dụng phương pháp học tập tương tác trong giảng dạy. Có thể thấy, Interactive Learning là một trong những phương pháp học tập tiên tiến, nhấn mạnh sự tương tác chủ động giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa các học sinh trong lớp và đem lại hiệu quả cao cho việc tiếp thu kiến thức. Hy vọng qua bài viết trên, MONA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp học tập thú vị này cũng như những lợi ích mà  Interactive Learning mang lại. 

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona