Quản lý doanh nghiệp

16 Tháng Tư, 2025

L&D là gì? Quy trình xây dựng kế hoạch LnD hiệu quả cho doanh nghiệp

L&D (Learning and Development) không chỉ đơn thuần là đào tạo nhân viên mà còn là chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển nguồn lực từ bên trong. Khi nhân viên được học đúng thứ họ cần, tại đúng thời điểm, hiệu suất và sự gắn bó sẽ tăng đáng kể. Vậy LnD là gì và làm sao để xây dựng một kế hoạch L&D hiệu quả, phù hợp với mục tiêu tổ chức? Bài viết dưới đây của MONA Software sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và ứng dụng thực tiễn dễ dàng hơn.

L&D là gì?

L&D (viết tắt của Learning & Development) vừa là một phòng ban chức năng ở phòng nhân sự, vừa là “trục xương sống” trong chiến lược phát triển con người. Khác với khái niệm training đơn thuần vốn chỉ xoay quanh việc đào tạo kỹ năng, L&D mở rộng vai trò thành một hệ sinh thái học tập và phát triển liên tục, bao gồm coaching, mentoring, chia sẻ nội bộ, phát triển cá nhân và tổ chức.

LnD là gì

Mục tiêu lớn nhất của L&D trong nhân sự là giúp nhân viên làm quen nhanh với công việc, cũng như nâng cao năng lực, tối ưu hiệu suất và đồng hành cùng doanh nghiệp trong dài hạn.

-> Xem thêm ngay: Training là gì? Các hình thức đào tạo nội bộ hiệu quả hiện nay

Chuyên viên L&D là ai?

Chuyên viên L&D là người thiết kế và triển khai các chương trình phát triển con người trong doanh nghiệp, đồng thời theo dõi hiệu quả và điều chỉnh để phù hợp với từng cấp độ nhân sự.

Thay vì truyền đạt kiến thức một chiều, họ đặt mình vào vị trí người học, hiểu rõ khó khăn trong quá trình tiếp thu và ứng dụng. Chính sự thấu hiểu đó giúp chuyên viên Learning and Development tạo ra những chương trình mang lại giá trị thực – cả về kỹ năng chuyên môn lẫn tinh thần làm việc.

Tầm quan trọng của chiến lược L&D trong doanh nghiệp

L&D không đơn thuần là đào tạo nội bộ, đó là chiến lược phát triển toàn diện cho đội ngũ nhân sự, giúp doanh nghiệp giữ chân người giỏi, nâng cao hiệu suất và xây dựng văn hóa học tập bền vững.

Vậy trong doanh nghiệp, vai trò LnD là gì? Hãy cùng MONA điểm qua những giá trị then chốt dưới đây:

Thu hút và giữ chân nhân sự hiệu quả

Learning and Development giúp thu hút và giữ chân nhân sự

Nhiều nhân sự nghỉ việc sớm vì cảm thấy mình không có tương lai rõ ràng trong tổ chức. Khi thiếu lộ trình phát triển hoặc cơ hội học hỏi, họ dễ rơi vào trạng thái “tồn tại” thay vì “phát triển”.

Lúc này, bộ phận L&D sẽ giúp giải bài toán này bằng cách cá nhân hóa hành trình học tập, thúc đẩy nhân viên phát triển chuyên môn,nhằm tạo cảm giác được đầu tư và đồng hành. Bởi thay vì mất chi phí tuyển mới liên tục, doanh nghiệp nên đầu tư vào đội ngũ hiện tại – nơi tiềm năng luôn có sẵn, chỉ cần được khơi mở đúng cách.

Tạo động lực và tăng sự gắn bó cho nhân viên

Một nhân viên được học hỏi và phát triển đúng năng lực sẽ làm việc với tinh thần chủ động, tích cực hơn. Các chương trình phần mềm LnD sẽ bổ sung kỹ năng và kết nối nhân viên từ cấp quản lý đến từng nhân viên. Sự tương tác trong đào tạo tạo nên mối liên kết hai chiều giữa người lao động và doanh nghiệp, từ đó xây dựng được một đội ngũ gắn bó bền vững.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời khỏi các hoạt động học tập và phát triển. Khi mỗi nhân viên đều được khuyến khích học hỏi, chia sẻ và trưởng thành trong công việc, tổ chức sẽ dần hình thành một môi trường cởi mở, nơi tri thức được lan tỏa và giá trị cá nhân được tôn trọng. Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp hiện nay bắt đầu đặt câu hỏi: xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong LnD là gì? Câu trả lời nằm ở việc tạo ra một hệ sinh thái nơi việc học không chỉ là nhiệm vụ, mà trở thành một phần trong cách mọi người làm việc, tương tác và phát triển cùng nhau.

Chiến lược L&D hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Truyền cảm hứng cho nhân lực trong doanh nghiệp

Một nhân viên học tập thành công là minh chứng sống cho sự hiệu quả của chiến lược L&D. Khi những câu chuyện phát triển cá nhân được lan tỏa, chúng trở thành nguồn cảm hứng thúc đẩy người khác cũng muốn tiến bộ. Dần dần, doanh nghiệp sẽ hình thành “hệ sinh thái học tập từ bên trong”, nơi kiến thức được lan tỏa tự nhiên mà không cần đến ngân sách lớn.

Chiến lược LnD hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Một chiến lược L&D tốt không chỉ phục vụ cá nhân, mà còn trực tiếp hỗ trợ mục tiêu kinh doanh. Khi đội ngũ liên tục được cập nhật năng lực và tư duy, họ sẽ xử lý công việc hiệu quả hơn, giảm rủi ro và thích nghi tốt hơn trước thay đổi.

Theo eLearning Industry, các doanh nghiệp đầu tư bài bản vào kế hoạch L&D có thể tăng trưởng nhanh hơn 59% và tiết kiệm đến 27% chi phí hoạt động. Đây được xem là một lợi thế rõ ràng trong môi trường cạnh tranh ngày nay.

Phân biệt bộ phận L&D và bộ phận HR

Những điểm giống và khác nhau của bộ phận HR và LnD là gì? Đây là câu hỏi tuy không mới, nhưng luôn giữ vai trò then chốt khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng hệ thống nhân sự hiện đại, chuyên nghiệp và có chiến lược. Hãy cùng MONA phân tích rõ hơn ngay sau đây để hiểu cách hai bộ phận này phối hợp và tạo giá trị cho tổ chức.

Phân biệt bộ phận L&D và HR

Những điểm giống nhau giữa L&D và HR

L&D và HR đều là hai đầu mối trực tiếp quản lý chất lượng nguồn nhân lực. Cả hai bộ phận đều xử lý dữ liệu liên quan đến nhân viên, đánh giá năng lực, theo dõi hành trình nghề nghiệp và đóng vai trò trung gian trong việc kết nối mục tiêu tổ chức với năng lực đội ngũ. Một điểm quan trọng nữa là cả HR và L&D đều góp phần trong chiến lược giữ chân nhân tài: HR thông qua chính sách phúc lợi và tuyển dụng, còn L&D thông qua đào tạo, phát triển kỹ năng và xây dựng văn hoá học tập.

Những điểm khác nhau giữa L&D và HR

Tiêu chí Bộ phận Nhân sự (HR) Bộ phận Đào tạo và Phát triển (L&D)
Mục tiêu chính Quản lý toàn bộ vòng đời nhân viên, từ tuyển dụng đến khi nghỉ việc, đảm bảo tuân thủ chính sách và pháp luật lao động. Tập trung vào việc phát triển kỹ năng chuyên môn, kiến thức và năng lực của nhân viên, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Chức năng cụ thể – Tuyển dụng và chọn lọc nhân sự.

– Quản lý hồ sơ và phúc lợi cho nhân viên.

– Giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động và tuân thủ pháp luật.

– Xác định nhu cầu về đào tạo và phát triển cho nhân lực của doanh nghiệp.

– Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo.

– Đánh giá về hiệu quả của các hoạt động đào tạo nhân sự.

Phương pháp tiếp cận Sử dụng các quy trình và chính sách để quản lý nhân sự một cách hiệu quả và tuân thủ. Áp dụng các phương pháp đào tạo đa dạng như e-learning, coaching, mentoring để nâng cao năng lực nhân viên.
Tương tác với nhân viên Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề hành chính và pháp lý liên quan đến nhân viên. Tập trung vào việc hỗ trợ nhân viên phát triển sự nghiệp và kỹ năng chuyên môn.

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa bộ phận HR và bộ phận LnD là gì thì hãy cùng MONA tham khảo ví dụ thực tiễn sau đây:

Tại một doanh nghiệp công nghệ, bộ phận HR chịu trách nhiệm tuyển dụng các kỹ sư phần mềm phù hợp, quản lý hợp đồng lao động và phúc lợi. Trong khi đó, bộ phận L&D sẽ thiết kế các khóa đào tạo về ngôn ngữ lập trình mới, kỹ năng quản lý dự án Agile, nhằm nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của các kỹ sư này.

Quy trình thiết kế chương trình L&D hiệu quả theo mô hình ADDIE

Để xây dựng một chương trình đào tạo hiệu quả, mô hình ADDIE được áp dụng rộng rãi với năm giai đoạn chính: Phân tích (Analysis), Thiết kế (Design), Phát triển (Develop), Thực thi (Implementation) và Đánh giá (Evaluate).

Phân tích (Analysis)

Tiến hành phân tích các mục tiêu trong kế hoạch LnD

Bước phân tích trong L&D là gì? Đây chính là nền móng để bất kỳ chương trình đào tạo nào đạt được hiệu quả thực chất. Không đơn thuần là việc “đáp ứng yêu cầu đào tạo” từ các phòng ban, L&D cần chủ động truy tìm nguyên nhân cốt lõi: vì sao cần đào tạo, mong muốn cải thiện điều gì và đâu là rào cản khiến hiệu suất chưa đạt kỳ vọng.

Phân tích nên diễn ra ở ba tầng: cấp tổ chức (văn hoá, mục tiêu chiến lược), cấp phòng ban (năng lực đội ngũ, KPI chưa đạt) và cấp cá nhân (năng lực hiện tại, động lực học tập). Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng kết hợp mô hình GAP Analysis và SWOT, kết hợp phỏng vấn 1-1 với trưởng bộ phận và khảo sát ẩn danh nhân viên để có cái nhìn toàn diện.

Ví dụ thực tiễn: Một doanh nghiệp F&B nhận thấy tỷ lệ khách quay lại giảm. Phân tích cho thấy nguyên nhân không phải do sản phẩm, mà do nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp. Từ đó, phần mềm L&D thiết kế một chương trình “Ứng xử khách hàng tinh tế” kết hợp đào tạo kỹ năng mềm và phản hồi nhanh trong dịch vụ.

Thiết kế (Design)

Sau khi xác định rõ mục tiêu, đối tượng và khoảng cách năng lực, bước tiếp theo là thiết kế chương trình học. Đây là giai đoạn “lên khung sườn” cho toàn bộ hành trình học tập, gồm: cấu trúc nội dung, phương pháp học, thời lượng, công cụ đánh giá và trải nghiệm học tập.

Một thiết kế tốt cần đảm bảo tính cá nhân hoá, thay vì cùng một nội dung áp dụng đại trà. L&D nên chia đối tượng thành từng nhóm theo cấp độ (fresh, intermediate, senior) và ứng dụng mô hình 70:20:10: 70% từ trải nghiệm thực tế, 20% từ học tập xã hội (mentoring, sharing) và chỉ 10% từ đào tạo chính thức.

Đồng thời, ở bước này cần chú trọng đến trải nghiệm người học (learning experience). Việc sử dụng storytelling, gamification hoặc phân nhánh tình huống giúp học viên chủ động tiếp cận kiến thức, từ đó ghi nhớ và áp dụng tốt hơn.

Mẹo triển khai hiệu quả: Thay vì trình bày slide lý thuyết khô khan, hãy xây dựng “lộ trình học 7 ngày” gồm: 3 video ngắn, 2 bài thực hành, 1 buổi thảo luận và 1 bản checklist đánh giá năng lực. Ngắn gọn nhưng có chiều sâu. Chính ở bước này, bạn sẽ thấy rõ LnD là gì: không chỉ là dạy cái gì, mà là tạo ra trải nghiệm học giúp người học thật sự thay đổi và phát triển.

Phát triển (Develop)

Bước triển khai và phát triển chương trình LnD

Khi bản thiết kế đã hoàn thiện, bộ phận Learning & Development sẽ bắt tay vào sản xuất tài nguyên học tập: video, bài tập tình huống, câu hỏi kiểm tra, bài giảng trực tuyến, sổ tay hướng dẫn. Đây cũng là lúc phối hợp cùng các giảng viên nội bộ, chuyên gia bên ngoài hoặc sử dụng công cụ thiết kế eLearning để tiết kiệm thời gian.

Quan trọng nhất là đảm bảo nội dung bám sát thực tế và có tính cập nhật. Ngoài ra, việc lựa chọn nền tảng học phù hợp cũng cần được quyết định từ giai đoạn này: nội bộ (LMS), nền tảng mở (Google Classroom) hoặc tích hợp trên app nội bộ (nếu doanh nghiệp có hệ thống phần mềm quản lý riêng).

Gợi ý cải tiến: Với mỗi module, hãy phát triển 3 phiên bản tài liệu khác nhau tương ứng với 3 kiểu người học: thích đọc – thích xem – thích thực hành. Điều này giúp tăng tỷ lệ hoàn thành khóa học lên đến 45%.

Thực thi (Implementation)

Thực thi (Implementation) là giai đoạn chuyển hoá bản kế hoạch L&D thành hành động thực tế, đồng thời cũng là thời điểm thể hiện rõ hiệu quả của một chiến lược đào tạo được thiết kế bài bản. Đây là lúc mà những gì bạn hiểu về LnD là gì cần được áp dụng một cách thực tế, linh hoạt và tinh gọn.

Để triển khai thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo thông tin được truyền đạt rõ ràng, thời gian học linh hoạt, tài liệu dễ truy cập và người học hiểu rõ kỳ vọng đầu ra. Bởi việc chia nhỏ nhóm học thay vì tổ chức đại trà giúp dễ theo sát quá trình và cá nhân hoá trải nghiệm. Ngày nay, mô hình Blended Learning (kết hợp học online và thực hành trực tiếp) đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Case study: Tại một chuỗi cafe lớn, chương trình onboarding cho barista mới được thiết kế theo 3 giai đoạn: học lý thuyết qua app nội bộ, thực hành trực tiếp tại cửa hàng, và kiểm tra cuối khoá do quản lý đánh giá. Nhờ cách làm này, thời gian làm quen công việc của nhân viên mới giảm từ 14 ngày xuống chỉ còn 6 ngày, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả đồng đều trên toàn hệ thống.

Đánh giá (Evaluate)

Đánh giá hiệu quả của quy trình LnD

Cuối cùng, không thể bỏ qua bước đánh giá. Đây là bước đo lường để biết chương trình có hiệu quả hay không, đồng thời là cơ sở để cải tiến trong tương lai. Mô hình Kirkpatrick được dùng phổ biến với 4 cấp độ: phản hồi, học tập, hành vi và kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tiên tiến ngày nay còn kết hợp OKR cá nhân và Dashboard học tập để theo dõi tiến độ và kết quả học tập theo thời gian thực. Một số chỉ số quan trọng gồm: tỷ lệ hoàn thành, tỷ lệ áp dụng kiến thức vào công việc, mức tăng trưởng hiệu suất sau đào tạo, và ROI từ chương trình L&D trong nhân sự.

Gợi ý công cụ hỗ trợ: Phần mềm quản lý đào tạo (LMS) tích hợp báo cáo tự động, khảo sát 360 độ và phân tích hành vi học tập giúp tiết kiệm hơn 60% thời gian theo dõi và đánh giá.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm LnD là gì, từ vai trò thực tiễn trong doanh nghiệp cho đến cách xây dựng một chiến lược đào tạo bài bản. Hy vọng với những gì MONA chia sẻ, doanh nghiệp sẽ xây dựng được những quy trình L&D chuyên nghiệp và hữu ích nhất, không chỉ giúp phát triển năng lực cá nhân, mà còn góp phần cải thiện hiệu quả toàn diện cho doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona