Digital Marketing

22 Tháng Chín, 2021

SWOT Là Gì? Áp Dụng Mô Hình SWOT Trong Kinh Doanh Hiệu Quả

Kinh doanh chưa bao giờ là một lĩnh vực đơn giản, chúng ta sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề khó khăn trong khi làm việc. Vì thế, mô hình phân tích SWOT đã được sử dụng như một công cụ hữu ích để có thể đưa ra những quyết định trong nhiều tình huống khó khăn. Đồng thời mô hình SWOT còn có khả năng xác định ưu điểm, nhược điểm của một doanh nghiệp. Nhờ vậy, chủ doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ sở hơn để hoạch định phương pháp phát triển trong tương lai.

SWOT là gì?

SWOT là gì?

SWOT là một mô hình xuất hiện từ những năm 60- 70 của thế kỷ trước. Đây là công trình nghiên cứu rất chi tiết về các nguyên nhân cốt lõi khiến cho nhiều doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn, thế bại trong quá trình hoạt động.

Thông thường, những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải đều đến từ nội tại và rất khó có thể nhận ra sớm. Vì thế, việc ứng dụng mô hình ma trận SWOT là cơ sở để chúng ta biết được đâu là điểm mạnh của công ty, chẳng hạn như vị trí địa lý, doanh tiếng, sản phẩm độc quyền… Đây đều là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, mô hình SWOT cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh…

Phân tích mô hình SWOT là gì?

Tất nhiên, để áp dụng mô hình SWOT vào chiến lược sản xuất, kinh doanh thì chúng ta cần phân tích thật kỹ về mô hình này. Trên lý thuyết, để có thể phân tích về SWOT, chúng ta cần làm rõ 4 yếu tố quan trọng nhất đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Khi phân tích tốt các yếu tố trên, chúng ta sẽ thấy rõ hơn về lộ trình phát triển của một doanh nghiệp, công ty trong tương lai. Tóm lại, quá trình phân tích SWOT cần phải làm rõ một số vấn đề như:

  • Các đặc điểm của doanh nghiệp, thế mạnh cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường hiện tại.
  • Những vấn đề khiến cho doanh nghiệp, công ty gặp phải khó khăn và rơi vào hoàn cảnh bất lợi, yếu thế hơn so với những đơn vị khác.
  • Phân tích những yếu tố ngoại cảnh đến từ thị trường, tình hình kinh tế tác động vào hoạt động của doanh nghiệp.
  • Những cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh mà công ty hiện đang tham gia.

Ứng dụng mô hình SWOT trong lĩnh vực kinh doanh nào?

Ứng dụng mô hình SWOT trong lĩnh vực kinh doanh nào?

Xét tổng quan, mô hình SWOT được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Thế nhưng, để đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần phải xác định chính xác chiến lược SWOT cụ thể cũng như mục đích sử dụng chúng.

Trên thực tế thì tại các doanh nghiệp, công ty ở thời điểm hiện tại, ma trận SWOT thường xuyên được sử dụng trong các lĩnh vực như:

  • Phát triển thế mạnh riêng của công ty.
  • Lên phương án khắc phục những yếu điểm, hạn chế thường mắc phải.
  • Xây dựng kế hoạch, chiến lược làm việc trong tương lai.
  • Đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ.
  • Xây dựng quy trình làm việc, sản xuất và kinh doanh, giải quyết các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

SWOT là một trong những công cụ vô cùng tuyệt vời để người quản lý có thể điều hành, duy trì hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, hầu như bất cứ ai cũng đều có thể tham gia vào mô hình SWOT. Vì thế, SWOT cũng được coi là công cụ giúp cho sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong công ty, doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Như đã nói, mô hình SWOT được hình thành từ 4 yếu tố chính đó là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Vì thế, để có thể xây dựng thành công mô hình này, doanh nghiệp cần hoàn thiện những yếu tố kể trên.

Thế mạnh của doanh nghiệp – Strengths

Để có thể trụ vững, phát triển trên thị trường, mỗi doanh nghiệp, công ty luôn cần có những điểm mạnh riêng biệt, cho họ khả năng cạnh tranh với vô số đối thủ. Thông thường, ưu điểm của một doanh nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản như: đội ngũ nhân viên, trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại, tài sản, nguồn vốn…

Nhìn chung, có rất nhiều cơ sở để đánh giá khả năng, ưu điểm của doanh nghiệp. Vì thế, cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm là tổng hợp thông tin, so sánh với những đơn vị khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

Điểm yếu của doanh nghiệp – Weaknesses

Bên cạnh những ưu điểm, lợi thế cạnh tranh thì tại mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại những yếu điểm. Các mặt hạn chế này có thể đến từ thị trường chung và đến từ nội tại doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu một công ty quá tự tin vào điểm mạnh của mình thì đó lại chính là điểm yếu.

Để có thể tìm ra điểm yếu của doanh nghiệp, mọi người có cần phải giải quyết những vấn đề như: Quản lý quan hệ khách hàng, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, các dự án thất bại, chậm tiến độ…

Ngoài việc phân tích điểm yếu của bản thân, doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường để nhận ra các đối thủ của chúng ta có làm tốt hay không. Đặc biệt, điểm quan trọng nhất là mọi người cần thẳng thắn nhìn nhận về khuyết điểm của mình để có thể đưa ra các phương án khắc phục tốt nhất.

Cơ hội trên thị trường – Opportunities

Cơ hội trên thị trường

Sự thành công của một doanh nghiệp, công ty trên thị trường không chỉ đến từ quy trình hoạt động, ưu điểm khuyết điểm mà nó còn đến từ những lần tận dụng tốt cơ hội mà thị trường mang lại.

Tất nhiên, chúng ta đều có những cơ hội riêng của bản thân, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt. Các cơ hội phát triển thường có đặc điểm cơ bản đó là sản phẩm có ít đối thủ cạnh tranh, các điều luật của nhà nước thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh…

Trên thực tế, tại một thời điểm bất kỳ, thị trường luôn có xu thế nhất định. Do đó, công ty nào có thể bắt kịp xu thế sẽ nhận được nhiều thành quả đáng kể.

Rủi ro – Threats

Trong mọi hoạt động kinh doanh, rủi ro là yếu tố mà chúng ta luôn phải tính đến. Đó là những rủi ro, yếu tố có sự ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. Để chuẩn bị sẵn sàng cho những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chúng ta cần liên tục cập nhật thông tin, tình hình của thị trường chung, đặc biệt là sự thay đổi của nền tảng công nghệ cũng như sự xuất hiện của các đối thủ mới.

Ngoài ra, một trong những điều rất đáng quan tâm đối với bất cứ một doanh nghiệp nào đó là nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu không cập nhật, nắm rõ và bắt kịp xu thế mới, rất có thể công ty của chúng ta sẽ bị đào thải.

Kết luận

Trong sự diễn biến phức tạp của Covid -19, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Áp dụng mô hình SWOT để phân tình những điểm yếu, điểm mạnh, những khó khăn và cơ hội trong thời gian tới, để từ đó tối ưu lại công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể chuyển mình, các doanh nghiệp đã chuyển sang xu hướng kinh doanh O2O. Nắm bắt được điều này, hiện nay có nhiều phần mềm quản lý kinh doanh đa kênh đáp ứng được nhu cầu của các chủ kinh doanh như: Quản lý khách hàng, quản lý kho hàng,.. theo dõi tình trạng kinh doanh chi tiết,. Mona Software hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn sẽ tìm ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả của mình trong mùa dịch này.

Xem thêm: B2B là gì? Tổng hợp thông tin cần biết doanh nghiệp B2B ở Việt Nam

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona