Dự án khách hàng

06 Tháng Một, 2025

SaaS là gì? Tìm hiểu chi tiết về Software As A Service

Công nghệ 4.0 không chỉ tái định hình các ngành nghề mà còn tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ cho nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, SaaS (Software as a Service) nổi bật như một giải pháp mang tính cách mạng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với phần mềm truyền thống (on-premises), SaaS đang trở thành xu hướng tất yếu. Bạn đã thực sự hiểu SaaS là gì và vì sao nó quan trọng chưa? Cùng MONA Software khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé!

SaaS là gì?

SaaS (Software as a Service) là một mô hình phân phối phần mềm dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Thay vì sở hữu phần mềm, người dùng chỉ cần trả phí để sử dụng các dịch vụ ứng dụng thông qua internet. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa nền tảng SaaS và các phần mềm truyền thống được mua một lần và cài đặt trên hệ thống của doanh nghiệp.

SaaS là gì

Hiểu một cách đơn giản, nhà cung cấp SaaS sẽ phát triển, vận hành, và duy trì phần mềm trực tiếp trên nền tảng website. Người dùng có thể truy cập phần mềm từ bất cứ đâu, chỉ cần có kết nối internet và trả phí định kỳ. Mô hình này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và loại bỏ nhu cầu về cơ sở hạ tầng phức tạp.

Hiện nay, nền tảng SaaS đang ngày càng phổ biến nhờ vào tính linh hoạt và khả năng tối ưu hóa chi phí. So với các phần mềm truyền thống được cấp phép vĩnh viễn, SaaS vượt trội ở khả năng cập nhật tự động, hỗ trợ mở rộng quy mô và tích hợp nhanh chóng. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn SaaS như một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số.

Chức năng của SaaS là gì?

Nền tảng SaaS (Software as a Service) mang lại nhiều chức năng vượt trội so với các phần mềm truyền thống. Dưới đây là những chức năng nổi bật của SaaS, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả làm việc:

Sử dụng phần mềm trên nhiều thiết bị

Vì SaaS được lưu trữ trên nền tảng đám mây và gắn liền với tài khoản người dùng, việc truy cập không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể. Người dùng có thể sử dụng phần mềm trên máy tính bàn tại văn phòng, laptop cá nhân hoặc thiết bị di động như smartphone và tablet.

Đồng thời, dữ liệu được đồng bộ hóa theo thời gian thực, đảm bảo mọi thay đổi đều nhất quán trên mọi thiết bị. Điều này đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên làm việc đa nền tảng, từ Windows đến MacOS.

Kết nối và làm việc từ xa

Nền tảng SaaS giúp kết nối và làm việc từ xa

Nền tảng SaaS cho phép truy cập phần mềm ở bất kỳ đâu có internet. Tính năng này giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoạt động và tăng khả năng làm việc linh hoạt. Nhân viên không cần gắn bó với một thiết bị cố định tại văn phòng mà có thể truy cập phần mềm từ xa.

Đây là giải pháp lý tưởng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi các mô hình làm việc từ xa (remote) ngày càng phổ biến. Chỉ cần tài khoản và kết nối internet, người dùng có thể duy trì hiệu quả công việc mà không bị giới hạn bởi địa điểm.

Cho phép thao tác đồng thời giữa nhiều người dùng

Một trong những điểm mạnh của SaaS là khả năng cho phép nhiều người dùng truy cập và làm việc trên cùng một tài liệu hoặc phần mềm. Các thay đổi được cập nhật ngay lập tức, giúp nhóm làm việc phối hợp hiệu quả.

Tính năng này rất phù hợp cho các dự án nhóm hoặc doanh nghiệp có quy trình làm việc yêu cầu sự đồng bộ. Nhờ khả năng chỉnh sửa thời gian thực, mọi người có thể theo dõi và cập nhật thông tin nhanh chóng mà không gặp xung đột dữ liệu.

SaaS không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường làm việc hiện đại. Những chức năng trên cho thấy lý do tại sao ngày càng nhiều công ty chuyển sang sử dụng nền tảng SaaS trong hoạt động hàng ngày.

-> Ngoài ra mời bạn tham khảo thêm: Kaizen là gì? Áp dụng triết lý Kaizen vào doanh nghiệp khó hay dễ?

Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ SaaS là gì

Ưu điểm phần mềm mạng dịch vụ

Mô hình SaaS (Software as a Service) đang ngày càng được ưa chuộng trong các ngành kinh doanh như nhà hàng, quán cafe nhờ vào những lợi thế vượt trội như:

Tiết kiệm chi phí vận hành

Mô hình SaaS giúp tiết kiệm chi phí vận hành

Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng phần cứng hay các chi phí bảo trì phần mềm. SaaS hoạt động trên nền tảng đám mây của nhà cung cấp, loại bỏ nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu riêng. Ví dụ, việc triển khai một hệ thống quản lý như ERP theo mô hình truyền thống có thể tiêu tốn đến 42.000 USD, trong khi SaaS giúp giảm đáng kể chi phí này.

Ngoài ra, SaaS không yêu cầu chi phí hỗ trợ hoặc bảo trì định kỳ (thường chiếm 15–20% đối với phần mềm on-premises). Các gói dịch vụ SaaS phổ biến hiện nay gồm:

  • Freemium: Dùng miễn phí các tính năng cơ bản, trả phí để nâng cấp.
  • Premium: Trả phí theo số lượng tài khoản hoặc thời gian sử dụng.

Doanh nghiệp có thể linh hoạt dừng dịch vụ bất kỳ lúc nào mà không bị ràng buộc tài chính.

-> Xem thêm ngay: Top phần mềm ERP cho giáo dục trường học phổ biến nhất

Tiết kiệm thời gian và nhân lực triển khai

So với phần mềm truyền thống mất nhiều tháng thiết lập, nền tảng SaaS chỉ cần vài giờ hoặc vài ngày để cài đặt và vận hành. Nhà cung cấp sẽ hỗ trợ tạo tài khoản, hướng dẫn sử dụng và đào tạo nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và nhanh chóng đưa hệ thống vào hoạt động.

Cập nhật tính năng tự động

Sử dụng mô hình SaaS, doanh nghiệp không phải lo lắng về các phiên bản mới hoặc chi phí nâng cấp. Nhà cung cấp liên tục cải tiến và cập nhật các tính năng, đồng thời duy trì bảo mật và xử lý sự cố kỹ thuật. Nhờ vậy, phần mềm luôn vận hành ổn định mà không cần đội ngũ IT chuyên trách.

Khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi

Với nền tảng SaaS, người dùng chỉ cần kết nối internet để truy cập phần mềm từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm điện thoại, máy tính bảng, laptop. Điều này tạo sự thuận tiện cho quản lý công việc từ xa hoặc trong những tình huống cần di chuyển. Hầu hết các nhà cung cấp SaaS hỗ trợ đa nền tảng như Windows, MacOS, iOS, Android, cùng khả năng tương thích trên nhiều trình duyệt phổ biến như Chrome, Safari, và Firefox.

Khả năng tích hợp và mở rộng linh hoạt

Mô hình SaaS cho phép tích hợp dễ dàng với các phần mềm và ứng dụng khác thông qua hệ thống API mở. Điều này giúp doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu, tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm thời gian xử lý thủ công. Bên cạnh đó, SaaS còn hỗ trợ mở rộng quy mô sử dụng nhanh chóng. Chủ doanh nghiệp có thể thêm tài khoản người dùng hoặc tích hợp các công cụ mới mà không lo ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Nhược điểm mô hình Saas là gì?

Nhược điểm của SaaS

Mô hình SaaS mang lại nhiều lợi ích, nhưng không tránh khỏi những hạn chế mà chủ nhà hàng và quán cafe cần cân nhắc trước khi áp dụng. Dưới đây là những nhược điểm chính của nền tảng SaaS:

Tính bảo mật hệ thống

Một trong những lo ngại lớn nhất với nền tảng SaaS là vấn đề bảo mật dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ trên “đám mây” (cloud) và máy chủ thuộc sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này khiến một số người dùng cảm thấy không an tâm, đặc biệt khi có nguy cơ rò rỉ hoặc mất cắp thông tin.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp SaaS hiện nay đã cải thiện đáng kể tính bảo mật bằng cách áp dụng các công nghệ mã hóa và các điều khoản cam kết mức độ dịch vụ (SLA) nghiêm ngặt. Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên chọn các nhà cung cấp uy tín, kiểm tra kỹ các cam kết bảo mật trước khi sử dụng.

Phụ thuộc vào kết nối internet

Nền tảng SaaS yêu cầu kết nối internet liên tục để hoạt động. Nếu không có internet hoặc kết nối yếu, quá trình sử dụng phần mềm sẽ bị gián đoạn. Điều này có thể gây bất tiện, đặc biệt trong các khu vực không có mạng ổn định. Hiện nay, một số nhà cung cấp đang phát triển tính năng ngoại tuyến, cho phép người dùng tiếp tục sử dụng dịch vụ mà không cần internet. Tuy nhiên, tính năng này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Khó khăn khi làm quen với phiên bản mới

Tính năng tự động cập nhật phiên bản mới của mô hình SaaS giúp phần mềm luôn được tối ưu, nhưng đôi khi lại gây khó khăn cho người dùng. Những thay đổi trong giao diện và tính năng mới có thể làm gián đoạn công việc, đặc biệt với những người đã quen với phiên bản cũ.

Để khắc phục, doanh nghiệp nên đảm bảo nhân viên được hướng dẫn sử dụng trước khi triển khai phiên bản mới. Một số nhà cung cấp cũng cung cấp tùy chọn sử dụng giao diện cũ để hỗ trợ người dùng trong giai đoạn chuyển đổi.

Xu hướng hội nhập của mô hình dịch vụ SaaS trên toàn thế giới

Xu hướng hội nhập của Software as a Service

Chắc chắn bạn đã sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ phần mềm SaaS nhưng đôi khi bạn không biết điều đó, hoặc không để tâm rằng liệu đó có phải là mô hình SaaS hay không. Thực tế, các phần mềm được phát triển và phân phối rộng rãi bởi các nhà cung cấp SaaS lớn như Google, Dropbox, Microsoft, Amazon Web Services, ServiceNow, IBM, Adobe Creative Cloud, Slack, Oracle,… Điều này cho thấy, SaaS hầu như chiếm độc quyền trong lĩnh vực công nghệ.

Thực trạng về tình hình thị trường SaaS thế giới

Trong một bảng dự đoán thị trường SaaS 2022, các chuyên gia của BCC Research cho rằng thị trường công nghệ SaaS sẽ được định giá lên đến 94,9 tỷ USD vào năm 2022 (trước đó mô hình SaaS có giá trị 44,4 tỷ USD trong năm 2017).

Có thể thấy, chỉ trong vòng 5 năm mà tốc độ tăng trưởng và giá trị của thị trường SaaS đã tăng hơn gấp đôi, có nghĩa là CAGR (tốc độ tăng trưởng/năm) của thị trường SaaS rơi vào khoảng 16,4%/năm, đây thật sự là một số liệu tăng trưởng rất tuyệt vời của ngành.

Triển vọng của mô hình SaaS trong tương lai

Một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến sự phát triển của SaaS có lẽ là do sự đa dạng, không giới hạn nhà cung cấp. Trong thị trường SaaS 2020, những ai có ý tưởng, tiềm năng, nguồn lực và tài nguyên điều có thể trở thành một công ty phần mềm dịch vụ SaaS.

Chính vì thế, SaaS có mặt trong rất nhiều ngành nghề. Theo các chuyên gia, xu hướng của thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 sẽ đánh mạnh vào việc ưu tiên tích hợp giữa các dịch vụ SaaS với nhau thay vì độc lập phát triển. Việc tích hợp các dịch vụ SaaS với nhau giúp hệ thống có thể vận hành mượt mà, trơn tru hơn, tạo ra hiệu quả tốt hơn khi hoạt động độc lập chỉ với 1 dịch vụ SaaS.

Cũng chính vì lẽ đó nên thông thường 1 công ty SaaS thường phát triển rất nhiều dịch vụ SaaS khác nhau, có chức năng sử dụng độc lập và bổ trợ cho nhau. Theo báo cáo thống kê của BCC Research cứ trung bình 1 doanh nghiệp sẽ sở hữu 16 phần mềm (năm 2017).

Việt Nam – thị trường tiềm năng để phát triển SaaS

Tiềm năng để phát triển mô hình dịch vụ SaaS tại Việt Nam

Việt Nam – Thị trường mới nhiều cơ hội phát triển

Theo báo cáo IT Landscape 2020, tỷ lệ ứng dụng mô hình SaaS tại Việt Nam hiện nay còn hạn chế, chỉ khoảng 5-7% các doanh nghiệp sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cứng nhắc trong việc thay đổi và áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, điều này đồng thời mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp SaaS đầu tư vào giáo dục thị trường, nâng cao nhận thức về lợi ích của nền tảng SaaS trong kinh doanh.

Tình hình phát triển mô hình SaaS tại Việt Nam

Hiện nay, các startup Việt Nam trong lĩnh vực B2B đang đẩy mạnh phát triển phần mềm như một dịch vụ. Trong đó, những lĩnh vực ứng dụng phổ biến nhất bao gồm:

Doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng tin tưởng vào mô hình SaaS, nhờ khả năng tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm thiểu thời gian triển khai và gia tăng năng suất làm việc. Đây cũng là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trong thời đại số.

Tiềm năng phát triển SaaS tại Việt Nam

Theo Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á, Việt Nam đứng thứ 14 về tốc độ phát triển điện toán đám mây trong khu vực vào năm 2016. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đã dần nhận ra lợi ích mà SaaS mang lại. Đặc biệt, khi Chính phủ đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số và hướng đến nền kinh tế 4.0, tiềm năng cho mô hình SaaS ngày càng rõ rệt hơn.

Ngoài ra, các ứng dụng cụ thể như SaaS eLearning SaaS LMS (Learning Management System) cũng đang được chú ý trong các ngành giáo dục và đào tạo. Đây là giải pháp lý tưởng giúp tiết kiệm nguồn lực, tăng hiệu quả giảng dạy, và phù hợp với xu hướng học tập trực tuyến hiện nay.

Nhờ vào việc ứng dụng SaaS, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách vận hành, tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả làm việc. Qua những chia sẻ trên, MONA hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ SaaS là gì, những ưu và nhược điểm của phần mềm như một dịch vụ, cũng như tiềm năng phát triển của mô hình này trong bối cảnh công nghệ không ngừng đổi mới.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona